Chào chuyên gia, tôi muốn hỏi bị cao huyết áp buồn nôn có nguy hiểm không? Tôi năm nay 56 tuổi, bị cao huyết áp đã nhiều năm nay. Thỉnh thoảng tôi đi khám sức khỏe và uống thuốc huyết áp, nhưng không uống đều. Gần đây, tôi hay bị buồn nôn vào buổi sáng, có lần cảm thấy khó chịu như say xe. Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi có phải bệnh của tôi đang nặng hơn không? Tôi cần làm gì? Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Trả lời:

Chuyên gia trả lời: Chào bác Toàn, cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chúng tôi. Với thắc mắc cao huyết áp buồn nôn có nguy hiểm không của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Cao huyết áp buồn nôn là triệu chứng thường gặp

Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Ở một người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Những người bị cao huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu từ ≥ 135 mmHg và tâm trương ≥ 85 mmHg.

Bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, ở một số người, cao huyết áp gây nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn. Cao huyết áp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ nếu không phát hiện và kiểm soát kịp thời. Do đó, bác cần theo dõi sức khỏe định kỳ, kiểm tra huyết áp mỗi ngày, đồng thời tuân thủ chỉ định điều trị của chuyên gia.

Giải pháp cải thiện triệu chứng cao huyết áp an toàn, hiệu quả

Ngoài ra, trong quá trình chữa cao huyết áp còn cần phối hợp chế độ sinh hoạt khoa học bao gồm dinh dưỡng và tập luyện:

- Người bị cao huyết áp cần có dinh dưỡng phù hợp, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn muối.

- Tránh bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích.

- Duy trì cân nặng ổn định, đồng thời cần phải giảm cân với những người đang bị thừa cân, béo phì.

- Cần duy trì thói quen vận động, tập luyện nhẹ nhàng như yoga, tập thở, đi bộ nhẹ nhàng nơi thoáng mát,…

- Duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ và sử dụng thuốc huyết áp theo chỉ định.

Bên cạnh đó, một giải pháp được rất nhiều người tin dùng là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính là cao cần tây. Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy: Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời cần tây còn làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.

Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả cao trong kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate…

Chuyên gia Tim mạch