Nhiều người bệnh băn khoăn khi bị cao huyết áp có truyền dịch được không? Trong bối cảnh bệnh tăng huyết áp đang ngày càng phổ biến thì việc chăm sóc và kiểm soát bệnh hiệu quả cũng là mối quan tâm hàng đầu của người mắc. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin giải đáp các thắc mắc này.

Thông tin về bệnh cao huyết áp

Theo Hội Tim mạch học Việt Nam thì huyết áp cao được xác định khi chỉ số huyết áp từ 140/90mmHg trở lên trong thời gian dài. Chứng bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và tập trung nhiều nhất ở người có độ tuổi từ 50 trở lên.

Cao huyết áp bao gồm hai loại chính là tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát. Đối với tăng huyết áp nguyên phát thì nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng và bao gồm các yếu tố nguy cơ như: Hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, nghiện rượu, bia, ít hoạt động thể chất, béo phì,… Đối với tăng huyết áp thứ phát thì nguyên nhân gây bệnh có thể là: Viêm cầu thận, suy thận, thận đa nang, hội chứng cushing, u tủy thượng thận, tác dụng phụ của một số thuốc,...

Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết đáy mắt, suy giảm thị lực, phình động mạch, suy thận, rối loạn nhịp tim, đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... Do đó, việc kiểm soát huyết áp là việc làm cần thiết đối với mỗi người bệnh.

tang-huyet-ap-xuat-hien-pho-bien-o-nhieu-lua-tuoi-khac-nhau.webp

Tăng huyết áp xuất hiện phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau

Người bị cao huyết áp có truyền dịch được không?

Truyền dịch là việc đưa vào cơ thể các dung dịch hòa tan chứa nhiều hoạt chất khác nhau như muối biển, vitamin hoặc đạm,… theo đường tĩnh mạch. Huyết áp cao có thể là do cơ địa hoặc di truyền, với tình trạng huyết áp cao cơ địa, người bệnh có thể truyền hoặc không tùy vào bệnh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, hạn chế những biến chứng đáng tiếc xảy ra thì người bị cao huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi truyền dịch.

Khi những chỉ số trung bình về nồng độ các chất trong máu thấp hơn mức cho phép thì người bệnh cần phải truyền dịch để bù lại sự thiếu hụt. Truyền dịch có thể được chỉ định trong những trường hợp khẩn cấp như: Người bị tiêu chảy, mất máu, mất nước trầm trọng, ngộ độc thực phẩm, suy dinh dưỡng nặng hay sau khi phẫu thuật,…

Khi truyền dịch vào cơ thể, đồng nghĩa với việc thể tích tuần hoàn có thể tăng lên. Lúc này, chỉ số huyết áp có thể bị thay đổi, đặc biệt là ở những người mắc chứng huyết áp cao cần phải thận trọng. Việc truyền dịch tuy phổ biến và đơn giản nhưng cũng có thể gây ra một số biến chứng như: Sốc phản vệ, tai biến, dị ứng, nhiễm khuẩn, rối loạn chất điện giải,… nếu không thực hiện đúng. Do đó, người bệnh cần phải được chỉ định và theo dõi bởi người có chuyên môn nếu muốn truyền dịch.

nguoi-bi-huyet-ap-cao-co-truyen-dich-duoc-khong.webp

Người bị huyết áp cao có truyền dịch được không?

>>> Xem thêm: Thuốc hạ huyết áp và những thông tin cần lưu ý

Lời khuyên hữu ích cho người cao huyết áp

Theo các chuyên gia, để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn, người bệnh cần phải thay đổi chế độ ăn, sử dụng các thuốc đều đặn và tập luyện thể thao mỗi ngày. Những gợi ý trên được gọi chung là thay đổi lối sống cho người bệnh. Đây là bước quan trọng giúp ổn định huyết áp mà người bệnh phải thực hiện đầu tiên. Cụ thể, những lời khuyên dành cho người bệnh như sau:

  • Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
  • Giảm lượng muối trong chế biến các món ăn: Muối chứa hàm lượng natri cao, khi vào cơ thể sẽ tác động làm mất cân bằng các ion và gây tăng thể tích tuần hoàn. Do đó, những người bị huyết áp cao, cần giảm lượng muối ăn mỗi ngày xuống dưới 1,5g.
  • Tăng lượng kali trong chế độ ăn: Những thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm: Chuối, lê, cam, mận, khoai tây và bơ,... Lượng kali được khuyến cáo bổ sung mỗi ngày là 3,5g.
  • Bổ sung thêm hoa quả, rau xanh và các chế phẩm từ sữa ít chất béo.
  • Hạn chế uống nhiều rượu bia và từ bỏ hút thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ thường xuyên cũng khiến huyết áp tăng cao hơn, làm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên.
  • Giải tỏa stress, căng thẳng: Giảm căng thẳng giúp quá trình kiểm soát tốt huyết áp tốt hơn. Theo đó, các bài tập yoga và thiền sẽ đem lại nhiều lợi ích trong việc kiểm soát chỉ số huyết áp.
  • Nắm bắt chỉ số huyết áp bằng cách đo thường xuyên và ghi lại các chỉ số này.
  • Sử dụng các thuốc được chỉ định đều đặn, không tự ý tăng liều hay giảm liều dùng thuốc.
  • Đi tái khám định kỳ giúp nắm bắt tình trạng sức khỏe tốt hơn.

Ngoài ra, người mắc bệnh huyết áp cao có thể sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược để ổn định huyết áp của mình. Theo đó, sản phẩm có chiết xuất từ cao cần tây cho hiệu quả kiểm soát huyết áp rất tốt. Kết quả của nghiên cứu về tác dụng của cao cần tây với bệnh huyết áp cao cho thấy, thảo dược này vừa có khả năng ổn định chỉ số huyết áp lại vừa giúp làm giảm mỡ máu rất tốt. Sử dụng sản phẩm có sự kết hợp của cao cần tây với nattokinase, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá,... cho hiệu quả khả quan trên người mắc bệnh huyết áp cao. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, tỷ lệ người dùng cảm thấy hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa cần tây lên đến 92,8%.

dung-can-tay-de-on-dinh-huyet-ap-tot-hon-moi-ngay.webp

Dùng cần tây để ổn định huyết áp tốt hơn mỗi ngày

Như vậy, bài viết đã đưa câu trả lời cho câu hỏi: Cao huyết áp có truyền dịch được không? Theo đó, người bị huyết áp cao cần phải có chỉ định và theo dõi từ bác sĩ khi muốn truyền dịch. Bên cạnh đó, để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm với chiết xuất từ cao cần tây. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào về bệnh tăng huyết áp, hãy để lại số điện thoại bên dưới để được dược sĩ của chúng tôi tư vấn ngay nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/dehydration-and-blood-pressure

https://www.medicalnewstoday.com/articles/318619

https://www.webmd.com/diet/what-is-too-much-water-intake