Huyết tăng đột ngột là tình trạng khá nguy hiểm nhưng nếu nắm được cách kiểm soát huyết áp hiệu quả thì sẽ cải thiện được sức khỏe. Dưới đây là 10 cách hạ huyết áp nhanh chóng bạn nên áp dụng để phòng ngừa biến chứng bệnh cũng như kiểm soát huyết áp ở mức ổn định.

Triệu chứng huyết áp cao

Khi huyết áp của người bệnh tăng nhanh và vượt lên trên ngưỡng 140/90 mmHg thì các triệu chứng cao huyết áp đột ngột có thể xuất hiện. Những triệu chứng thường xảy ra khi huyết áp tăng đột ngột đó là: Tinh thần suy sụp, mất trí nhớ, ngất, mất ý thức, khó thở.

tang-huyet-ap-dot-ngot-khien-nguoi-benh-mat-y-thuc.webp

Tăng huyết áp đột ngột khiến người bệnh mất ý thức

Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, khi huyết áp tăng cao đột ngột làm áp lực tác động lên dòng máu tăng cao và gây vỡ mạch máu, xuất huyết não, liệt, nói khó khăn, lú lẫn thậm chí là hôn mê.

Ở trường hợp người bệnh có phình tắc động mạch trước đó, khi áp lực dòng máu tăng lên thì nguy cơ vỡ mạch máu là rất cao và rất dễ bị tử vong. Ngoài ra, khi áp lực dòng máu tăng lên có thể gây ra vữa xơ động mạch, làm tắc, hẹp lòng mạch máu đến các cơ quan trong đó có não và tim. Điều này dễ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ não. Bên cạnh đó, một số biến chứng có thể xảy ra khi huyết áp tăng cao đột ngột như phù phổi cấp, suy thận cấp, suy tim cấp, xuất huyết võng mạc, chảy máu mũi liên tục.

Tại sao huyết áp cao đột ngột?

Nắm được những nguyên nhân sẽ giúp người bệnh tìm được cách hạ huyết áp phù hợp và hiệu quả hơn. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao đột ngột để tránh được những biến chứng và bảo vệ sức khỏe của bản thân. Theo đó, một số nguyên nhân làm huyết áp tăng cao bao gồm:

  • Tự ý bỏ thuốc điều trị: Các thuốc hóa dược giúp cho quá trình kiểm soát huyết áp tốt hơn. Việc tự ý tăng, giảm liều hoặc bỏ thuốc sẽ dễ gặp phải nguy cơ huyết áp tăng cao đột ngột.
  • Chế độ ăn nhiều muối: Ăn quá mặn tác động người bệnh uống nhiều nước từ đó làm tăng thể tích tuần hoàn. Đây cũng chính là một trong những cơ chế gây tăng huyết áp ở người bệnh.
  • Các bệnh mắc kèm: Ở những người mắc bệnh thận, nếu không được điều trị sẽ khiến sự tăng áp lực lên cầu thận, thể tích tuần hoàn hay giảm cung cấp máu đến thận. Những điều này sẽ tác động lên hệ renin-angiotensin-aldosteron làm cho huyết áp tăng cao.
  • Sử dụng các loại thuốc: Một số thuốc được chứng minh là có thể gây ra tăng huyết áp có thể kể đến như thuốc chống viêm NSAIDs, tránh thai, chống trầm cảm,...
  • Ngoài ra còn nhiều yếu tố có thể góp phần gây tăng huyết áp đột ngột như: Cú shock, nghiện bia, rượu, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.

Hé lộ 10 cách hạ huyết áp nhanh nhất

Xử trí thế nào khi huyết áp tăng cao đột ngột là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Trong những trường hợp nghiêm trọng thì người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa. Tuy nhiên, ở những trường hợp người bệnh hoa mắt, chóng mặt, khó thở hay đau tức ngực ở mức độ nhẹ thì người nhà có thể tham khảo các cách hạ huyết áp dưới đây và kết hợp với việc theo dõi những đáp ứng của người bệnh.

Uống nước chanh hạ huyết áp

Nhiều người vẫn thường đặt ra câu hỏi “Uống nước chanh có giảm huyết áp không?”, “Tăng huyết áp uống nước chanh được không?” thì câu trả lời là có. Chanh có khả năng tăng cường sự dẻo dai và sức bền thành mạch, từ đó giúp hạ huyết áp. Ngoài uống nước chanh hạ huyết áp thì người bệnh có thể ngăn ngừa nguy cơ suy tim bằng cách sử dụng loại đồ uống này thường xuyên. Chanh có chứa hàm lượng vitamin C cao, đây là một chất chống oxy hóa rất tốt, giúp ngăn ngừa những tác hại của các gốc tự do - nguyên nhân chính gây ra sự xơ vữa thành mạch.

Cách hạ huyết áp bằng nước chanh được thực hiện như sau: Lấy một cốc nước ấm, sau đó vắt nửa quả chanh vào, khuấy đều và uống khi có cảm giác chóng mặt, nhức đầu. Sau 15 đến 20 phút lại tiếp tục uống nước chanh như trên và uống từ 2-3 cốc mỗi ngày. Để hiệu quả hạ huyết áp cao nhất thì người bệnh không nên thêm đường hoặc muối vào nước chanh.

Cách hạ huyết áp bằng diện chẩn

Nếu người bệnh có các biểu hiện như: Mỏi, cứng cổ và gáy, nhức thái dương, chóng mặt, chân tay tê cứng, tim đập nhanh, mắt nóng, khó ngủ, nhức đỉnh đầu,... thì cách hạ huyết áp bằng diện chẩn sẽ rất hiệu quả.

thuc-hien-phuong-phap-dien-chan-la-cach-ha-huyet-ap-nhanh-chong.webp

Thực hiện phương pháp diện chẩn là cách hạ huyết áp nhanh chóng

Phương pháp này được thực hiện như sau:

  • Vuốt nhẹ từ vùng ấn đường xuống đến sơn căn trong vòng từ 3 đến 5 phút.
  • Lân phiên ấn nhẹ và day các huyệt số 14 - 15 - 16 - 180 - 61 - 39 - 87 - 51.
  • Gõ nhẹ vào các huyệt 85-87 liên tục bằng búa.

Đối với cách hạ huyết áp này đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp, đôi khi cần phải có người có kiến thức về đông y mới có thể thực hiện được.

Hạ huyết áp bằng cách tập hít thở

Cách hạ huyết áp bằng điều hòa hơi thở cũng cho hiệu quả rất tốt. Bài tập hít thở được gợi ý cho người bệnh được miêu tả dưới đây.

Bài tập thở Buteyko

  • Người bệnh tiến hành hít một hơi bằng mũi và sau đó thở ra.
  • Tiếp tục động tác hít vào rồi giữ hơi ở mũi trong vòng 5 giây rồi sau đó thở ra từ từ.
  • Thở bình thường trong 10 giây tiếp theo và lặp lại chuỗi hít thở như bên trên.

Bài tập làm chủ hơi thở

  • Đưa 1 tay đặt lên bụng và tay còn lại đặt lên ngực. Khi đó, với mỗi nhịp thở vào, ra thì bụng sẽ chuyển động nhẹ nhàng, phần bên dưới ngực và bụng sẽ chứa nhiều không khí hơn trong khi ngực không được cử động.
  • Mím môi nhẹ và thực hiện hít thở bằng mũi.
  • Từ từ giảm tiếng động của mỗi nhịp thở cho đến khi cảm thấy gần như không thở được nữa đó chính là cảm giác như hơi thở nhẹ bẫng ở thời điểm đó.

Tập thể thao nhẹ nhàng để hạ huyết áp

Hoạt động thể chất đều đặn, thường xuyên trong thời gian 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp của bạn khoảng 5 đến 8 mmHg khi bạn bị tăng huyết áp. Điều quan trọng ở cách hạ huyết áp này là bạn cần phải kiên trì thực hiện mỗi ngày.

Rèn luyện thể thao đều đặn khiến nhịp tim và nhịp thở tăng lên, tim sẽ khỏe hơn và khả năng bơm máu sẽ tốt hơn, đỡ tốn sức hơn. Điều này làm giảm bớt áp lực lên động mạch hơn và từ đó giúp hạ huyết áp. Các hình thức vận động được gợi ý cho bạn có thể là đi xe đạp, đi bộ, làm việc nhà, chơi cầu lông, aerobic.

Kiểm soát tâm trạng giúp hạ huyết áp

Xã hội ngày càng hiện đại khiến con người ngày càng đối mặt với áp lực công việc từ đó dẫn đến căng thẳng kéo dài. Sự căng thẳng kéo dài là điều ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp do sự bài tiết cortisol. Do đó, kiểm soát tâm trạng tốt sẽ giúp điều hòa huyết áp hiệu quả.

Giảm cân giúp kiểm soát huyết áp

Cân nặng và huyết áp có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau. Khi cân nặng tăng lên thì huyết áp cũng sẽ tăng lên. Thừa cân làm lượng mỡ trong cơ thể tăng lên, điều này dễ gây nên chứng xơ vữa động mạch, đây là nguyên nhân khiến huyết áp tăng lên. Đồng thời, thừa cân, béo phì cũng có thể khiến người bệnh dễ gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ - nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.

Chế độ ăn hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bị cao huyết áp chính là cách hạ huyết áp tại nhà tốt nhất. Theo đó, người bệnh nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám, tăng cường kali, hoa quả và rau tươi cùng với các loại sữa hạt. Đồng thời người bệnh cũng nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ bởi vì cholesterol trong những thực phẩm này có thể làm huyết áp của người bệnh tăng lên đến 11mmHg nếu sử dụng các loại đồ ăn này thường xuyên.

Cách hạ huyết áp bằng việc xây dựng và thực hiện chế độ ăn khoa học không phải là điều dễ dàng. Do đó, người bệnh cần phải có sự quyết tâm và kiên trì để có được hiệu quả cao nhất.

Bỏ hút thuốc lá

Mỗi điếu thuốc lá hút vào sẽ làm tăng huyết áp trong nhiều phút sau khi vừa hút xong. Ngừng hút thuốc giúp huyết áp người bệnh trở lại bình thường. Ngoài ra, bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh. Những người bỏ thuốc lá có thể sống lâu hơn những người thường xuyên hút thuốc lá.

cach-ha-huyet-ap-duoc-khuyen-cao-la-bo-hut-thuoc-la.webp

Cách hạ huyết áp được khuyến cáo là bỏ hút thuốc lá

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp

Các thuốc điều trị có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Một số loại thuốc thường được sử dụng cho người bệnh huyết áp cao có thể kể đến như: Captopril, enalapril, atenolol, nifedipine, furosemide,... Khi được chỉ định những loại thuốc này đồng nghĩa với việc người bệnh không thể kiểm soát huyết áp của mình bằng các biện pháp không dùng thuốc. Do đó, nếu tự ý bỏ thuốc có thể khiến người bệnh rất dễ gặp nguy cơ tăng huyết áp đột ngột, Ngược lại, nếu sử dụng quá liều so với chỉ dẫn của nhân viên y tế thì người bệnh rất dễ bị hạ huyết áp đột ngột.

>>> Xem thêm: Điều trị cao huyết áp và những lời khuyên hữu ích

Cách hạ huyết áp nhờ thảo dược

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ ổn định huyết áp cũng đang được rất nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay. Theo đó, khi ổn định huyết áp mỗi ngày bằng thảo dược thì nguy cơ huyết áp tăng cao đột ngột sẽ khó xảy ra hơn. Trong đó, cần tây là thảo dược được rất nhiều người lựa chọn để ổn định huyết áp. Sở dĩ loại thảo dược này được ưu tiên sử dụng như vậy là do không chỉ giúp ổn định huyết áp mà cần tây còn giúp tăng cường sức khỏe, giảm cân. Cần tây tác động vào bệnh tăng huyết áp theo cơ chế 2 chiều và không gây hạ huyết áp quá mức. Nhờ khả năng làm giãn mạch, tăng cường sức bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch thì cần tây còn giúp làm giảm thể tích tuần hoàn, đây là những nguyên nhân quan trọng gây chứng tăng huyết áp.

su-dung-can-tay-ho-tro-kiem-soat-huyet-ap-an-toan.webp

Sử dụng cần tây hỗ trợ kiểm soát huyết áp an toàn

Tăng huyết áp đột ngột gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh, thậm chí là tử vong. Do đó, việc nắm vững các nguyên nhân và cách hạ huyết áp trong những trường hợp này là điều rất cần thiết. Bên cạnh việc tuân thủ đúng theo chỉ dân của bác sĩ người bệnh cũng nên kiểm soát huyết áp của mình bằng việc đo huyết áp thường xuyên kết hợp với sử dụng thảo dược hỗ trợ hạ áp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến căn bệnh tăng huyết áp thì vui lòng để lại số điện thoại dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20046974

https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension/lower-it-fast

https://www.medicalnewstoday.com/articles/318716