Cấp cứu cao huyết áp tại nhà thế nào để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người có người thân mắc bệnh tăng huyết áp. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các trường hợp tăng huyết áp cần cấp cứu và cách thực hiện tại nhà qua bài viết này nhé!

Nhận diện trường hợp cao huyết áp cần cấp cứu

Tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng xảy ra khi chỉ số huyết áp tăng đột biến lên đến 180/120 mmHg và có kèm tổn thương cơ quan đích mới xuất hiện, tiến triển hoặc nặng hơn. Những dấu hiệu quan trọng để nhận biết các trường hợp cao huyết áp cấp cứu bao gồm: 

  • Nhức đầu hoặc mờ mắt.
  • Lú lẫn, mất ý thức.
  • Co giật.
  • Đau ngực.
  • Khó thở.
  • Tích tụ chất lỏng trong các mô gây sưng hoặc phù nề.

Khi gặp phải các dấu hiệu này, người bị cao huyết áp cần được cấp cứu ngay. Nếu huyết áp tăng lên quá cao mà không được kiểm soát tốt, nó có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên các cơ quan đích như mắt, thận, tim và não. Vì vậy, hiểu và nắm rõ kỹ thuật sơ cứu người cao huyết áp tại nhà là rất quan trọng.

Nguyên nhân xảy ra các cơn tăng huyết áp thường rất đa dạng, có thể kể đến như: Rối loạn phản xạ tự động khi có tổn thương tủy sống, suy thận mạn tính, sản giật, tiền sản giật, chấn thương đầu, sử dụng chất kích thích (cocain, amphetamin,...), u tủy thượng thận,... Những cơn tăng huyết áp đột ngột đặc biệt nguy hiểm hơn ở  người có tiền sử cao huyết áp mạn tính.

nhan-biet-cac-truong-hop-can-cap-cuu-do-tang-huyet-ap.webp

Nhận biết các trường hợp cần cấp cứu do tăng huyết áp

Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà 

Khi đối mặt với người bệnh đang lên cơn cao huyết áp và cần cấp cứu, người nhà nên sử dụng cách cấp cứu cao huyết áp nào cho phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu các cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà qua phần dưới đây.

Trường hợp người bệnh còn tỉnh táo

Đối với những người mắc cao huyết áp mạn tính, nếu thấy có các triệu chứng chóng mặt, đứng không vững, choáng váng, méo miệng, nói khó,... thì cần thực hiện ngay các biện pháp sau:

  • Cho người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn, có thể nằm trên giường để thả lỏng cơ thể.
  •  Theo dõi huyết áp liên tục.
  •  Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn trực tiếp hướng xử trí.

Trong các trường hợp cấp cứu tăng huyết áp, Viện tim, phổi và máu Hoa Kỳ khuyến cáo cần có biện pháp giảm huyết áp động mạch ≤ 25% trong giờ đầu tiên và sau đó xuống 160/100-110 mmHg trong 2-6 giờ và giảm xuống mức bình thường dần dần sau đó trong 24-48 giờ. 

Thuốc cấp cứu cao huyết áp được chỉ định đầu tay hiện nay là labetalol - một thuốc chẹn thụ thể adrenergic. Thuốc này có sẵn ở dạng tiêm tĩnh mạch và uống. Trong trường hợp cấp cứu tăng huyết áp, người bệnh được dùng thuốc theo đường tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, các thuốc cấp cứu cao huyết áp chỉ sử dụng cho người bệnh khi có chỉ định của bác sĩ, người nhà không tự ý sử dụng loại thuốc này.

Trường hợp người bệnh bất tỉnh

Nếu huyết áp tăng cao khiến người bệnh mất ý thức thì rất có thể đã xuất hiện các tổn thương trên cơ quan đích: Nhồi máu não, xuất huyết não,... Trong trường hợp này, người nhà cần bình tĩnh và thực hiện đúng cách cấp cứu cao huyết áp sau:

  • Đặt người bệnh nằm yên tại chỗ. Tuyệt đối không lay, gọi vì rất có thể hành động này sẽ làm cho huyết áp lại càng tăng cao.
  • Kê đầu người bệnh lên cao một góc 30 độ và xoay để người bệnh nằm nghiêng. Điều này giúp tránh hiện tượng trào ngược làm tắc nghẽn đường thở.
  • Gọi điện ngay đến số 115 để người bệnh được chuyển đến cơ sở y tế nhanh nhất có thể.

de-nguoi-benh-nam-yen-tinh-dau-nghieng-1-goc-30-do-trong-truong-hop-cap-cuu-nguoi-cao-huyet-ap-bat-tinh.webp

Để người bệnh nằm yên tĩnh đầu nghiêng 1 góc 30 độ trong trường hợp cấp cứu người cao huyết áp bất tỉnh

Trường hợp người bệnh bị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay đột quỵ tim thường xảy ra đối với người bệnh cao huyết áp, kèm theo các cục máu đông. Đối với trường hợp này, bạn cần thực hiện những thao tác như sau:

  • Gọi điện ngay đến số 115 để người bệnh có thể được đưa đến bệnh viện nhanh nhất.
  • Cởi bỏ bớt quần áo. Cho người bệnh nằm yên tĩnh, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát.
  • Không xoa bóp lồng ngực, nắn bóp tay chân. 

Cấp cứu cho người cao huyết áp bị nhồi máu cơ tim quan trọng là phải phát hiện sớm. Người bệnh cần được cấp cứu kịp thời và chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Lưu ý khi sơ cứu người bị cao huyết áp tại nhà

Để thực hiện cấp cứu cao huyết áp tại nhà đúng cách và phù hợp nhất, gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp cần lưu ý:

  • Liên tục kiểm tra, theo dõi chỉ số huyết áp của người bệnh.
  • Tạo không gian thoáng mát để không khí được lưu thông.
  • Nới lỏng quần áo giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Các trường hợp đột quỵ tim, xuất huyết não, nhồi máu não,... cần nhớ nguyên tắc xử trí nhanh nhất có thể. Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế bằng xe chuyên dụng để đảm bảo an toàn.

>>> Xem thêm: Huyết áp tâm trương cao và những điều bạn cần biết

Ngăn ngừa cơn tăng huyết áp cấp cứu bằng thảo dược tự nhiên

Tăng huyết áp cấp cứu là một trong những tình trạng nguy hiểm đối với người bệnh, đặc biệt người bị cao huyết áp mạn tính. Do đó, phòng tránh tình trạng nghiêm trọng này là việc mà nhiều người bệnh quan tâm.

Hiện nay, nhiều người lựa chọn sử dụng các loại thảo dược tự nhiên hàng ngày để kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, phòng ngừa tăng huyết áp cấp cứu. 

Một số loại thảo dược quý có tác dụng hạ huyết áp như: Lá dâu tằm, tỏi, hoàng bá,... Đặc biệt là cây cần tây. Loại rau quen thuộc này là chìa khóa hữu ích giúp kiểm soát huyết áp rất tốt. Cần tây có tác dụng giảm nhịp tim, giãn mạch, ngăn ngừa vữa xơ động mạch và hạ huyết áp. 

Năm 2019, tại đại học Muhammadiyah Kudus các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng tuyệt vời bao gồm hạ huyết áp và giảm lipid máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch của cần tây. Nếu bạn đang tìm một loại thảo dược để kiểm soát áp thì cần tây sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua. 

Theo thống kê của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,8% người dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm Định Áp Vương chứa cao cần tây để ổn định huyết áp.

su-dung-can-tay-giup-cai-thien-huyet-ap-hieu-qua.webp

Sử dụng cần tây giúp cải thiện huyết áp hiệu quả

Trên đây là những chia thông tin về các cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích và nắm được những cách sơ cứu người bị cao huyết áp tại nhà. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay phản hồi gì về bệnh cao huyết áp và cách điều trị, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn nhanh nhất. Cảm ơn vì đã theo dõi.

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4295743/ 

https://journals.lww.com/nursing/Fulltext/2006/10001/Dealing_with_hypertensive_emergency_and_urgency_.6.aspx 

https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/hypertensive-crisis