Nỗ lực để ngăn ngừa tăng huyết áp có thể giúp làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh nghiêm trọng khác. Nếu bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp, hãy thực hiện các cách sau đây để huyết áp luôn ở ngưỡng an toàn.

7 cách tuyệt vời giúp ngăn ngừa tăng huyết áp

Huyết áp cao (tăng huyết áp) làm tăng nguy cơ phát triển nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận. May mắn thay, một lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến chứng bệnh này trong tương lai.

Để tránh bị tăng huyết áp, hãy thiết lập cho mình lối sống lành mạnh và thực hiện 7 lời khuyên sau đây:

1. Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Khi nói đến phòng ngừa tăng huyết áp, cân nặng của bạn là rất quan trọng. Những người thừa cân nên cố gắng giảm cân và những người có cân nặng bình thường nên chú ý để tránh bị thừa cân. Một đánh giá năm 2016 của một số nghiên cứu báo cáo rằng chế độ ăn giảm cân làm giảm huyết áp trung bình 3,2 mmHg tâm trương và 4,5 mmHg tâm thu. Giảm ít nhất 4 kg có thể giúp ngăn ngừa tăng huyết áp. Hãy hỏi chuyên gia về trọng lượng tốt nhất cho bạn.

2. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng

Ăn thực phẩm lành mạnh có thể giúp kiểm soát huyết áp của bạn. Hãy tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là những loại giàu kali, và hạn chế lượng calo dư thừa, chất béo, đường. Nhiều loại thực phẩm giàu kali tự nhiên như: Thực phẩm từ sữa ít béo, cá, trái cây như chuối, mơ, bơ và cam; khoai lang, khoai tây, cà chua, rau xanh.

3. Cắt giảm muối

Đối với nhiều người, ăn một chế độ ăn ít natri có thể giúp giữ huyết áp bình thường. Lượng natri càng cao thì huyết áp càng cao. Bạn có thể cắt giảm lượng muối ăn vào bằng cách tránh các loại thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn chứa hàm lượng natri cao và không thêm muối vào bữa ăn của bạn.

4. Luyện tập thể dục đều đặn

Hãy vận động để ngăn ngừa tăng huyết áp. Hoạt động thể chất là rất quan trọng, giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng. Bạn nên tập thể dục nhiều hơn, thậm chí một chút mỗi ngày cũng có thể giúp kiểm soát huyết áp. Khi bạn thường xuyên vận động thể lực, theo thời gian tim của bạn trở nên mạnh hơn và bơm máu đi dễ dàng hơn. Điều này làm giảm áp lực lên động mạch và giảm huyết áp.

Tập thể dục vừa phải trong khoảng 30 phút, ba lần/ tuần là một khởi đầu tốt để giúp ngăn ngừa tăng huyết áp về lâu dài.

5. Hạn chế rượu:

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến tăng huyết áp. Rượu có chứa calo nên góp phần làm tăng cân không mong muốn - một yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Ngoài ra, rượu có thể giảm hiệu quả và làm tăng tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc huyết áp mà bạn đang dùng. Nếu bạn bị tăng huyết áp, tốt nhất nên tránh uống rượu hoặc uống rượu một cách điều độ. Nam giới dưới 65 tuổi: 2 đơn vị một ngày. Nam giới từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ ở mọi lứa tuổi: 1 đơn vị mỗi ngày.

Trong đó: 1 đơn vị rượu uống được quy định là 355ml, với bia là khoảng 1 lon hoặc 1 cốc bia, hoặc 148ml rượu vang hoặc 44ml rượu mạnh (rượu từ 40 độ).

6. Theo dõi huyết áp của bạn:

Hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên đo huyết áp mỗi ngày, hoặc tại văn phòng của chuyên gia hoặc ở nhà. Tăng huyết áp thường xảy ra mà không có triệu chứng gì cả, do đó, chỉ có đo huyết áp thì bạn mới biết được mình có đang bị tăng huyết áp hay không. Nếu chuyên gia xác định rằng bạn bị tăng huyết áp hoặc tiền tăng huyết áp (chỉ số huyết áp trong khoảng 120-139 mmHg đối với huyết áp tâm thu và 80-89 mmHg với huyết áp tâm trương), chuyên gia sẽ khuyên bạn phải làm gì tiếp theo.

7. Sử dụng sản phẩm thảo dược chiết xuất từ cần tây

Ngoài những cách ở trên, những người bị tăng huyết áp hay tiền tăng huyết áp nên chọn lựa cho mình một sản phẩm từ thảo dược để có thể kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả hơn, phòng tránh được những biến chứng đáng tiếc.