Theo thống kê của WHO, nhóm các bệnh về tim mạch hiện đang có nguy cơ tử vong cao nhất – hơn cả ung thư. Trong số đó, tăng huyết áp là nguyên nhân khiến các biến chứng tim mạch ngày càng gia tăng. Có nhiều cách để kiểm soát huyết áp, trong đó, dùng thuốc hạ áp là điều cần thiết. Bạn đã biết 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp thường dùng hiện nay chưa? XEM NGAY!

6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp thường dùng

Tăng huyết áp là hiện tượng thành động mạch phải chịu quá nhiều áp lực trong quá trình tim bơm máu. Huyết áp của người bình thường là 120/80mmHg, nếu lên đến con số 140/90mmHg tức là đã có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Lúc này, bạn cần đi khám để xử lý kịp thời. Dưới đây là 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp bạn cần biết:

1. Nhóm lợi tiểu

Cơ chế chung của các loại thuốc nhóm lợi tiểu là giảm sự ứ nước trong cơ thể, từ đó giảm sức cản ngoại vi và làm huyết áp giảm xuống. Hiện nay, các loại thuốc sử dụng trong điều trị tăng huyết áp thường là: Hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, sprironolacton, amilorid, triamterene,...

2. Nhóm tác động lên hệ thần kinh trung ương

Nhóm thuốc này gồm có reserpin, methyldopa, clonidine,... Chúng hoạt hóa một số tế bào thần kinh trung ương, giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, nhóm này có tác dụng phụ gây trầm cảm và khi ngưng sử dụng có thể làm huyết áp tăng vọt nên hiện nay chúng ít được dùng.

3. Nhóm thuốc chẹn Beta

Trong nhóm này gồm có propanolol, nadolol, pindolol, timolol, atenolo, metoprolo,... chống chỉ định với người bị hen suyễn, nhịp tim chậm, suy tim. Cơ chế của nhóm là ức chế thụ thể Beta – giao cảm ở tim và mạch ngoại vi, từ đó làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp. Thuốc thường được dùng cho người bị tăng huyết áp kèm đau thắt ngực, đau nửa đầu.

4. Nhóm đối kháng Canxi

Nhóm này gồm nifedipin, nicardipin, amlodipin, isradipin, felidipin, diltiazem, verapamil,... thường dùng cho bệnh nhân cao tuổi hoặc có hiện tượng đau thắt ngực. Cơ chế của nhóm thuốc này là chặn dòng Ca2+, không cho chúng đi vào tế bào cơ trơn của mạch máu gây giãn mạch, từ đó làm huyết áp hạ xuống. Đặc biệt, nhóm thuốc này không ảnh hưởng đến việc chuyển hóa mỡ, đường trong cơ thể.

thuoc-amlodipin-duoc-dung-de-ha-huyet-ap-va-giam-dau-that-nguc.webp

Thuốc điều trị tăng huyết áp amlodipin

5. Nhóm thuốc ức chế men chuyển ACE

Cơ chế của thuốc là ức chế enzyme ACE (Angiotensin Converting Enzyme) – enzyme đóng vai trò xúc tác sinh học, chuyển hóa angiotensin I thành angiotensin II – chất gây co thắt mạch làm tăng huyết áp, từ đó làm giãn mạch máu và giảm huyết áp. Thuốc thường sử dụng với bệnh nhân tăng huyết áp kèm hen suyễn, tiểu đường. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là gây ho khan và tăng lượng kali trong máu. Nhóm thuốc này gồm có: Captopril, benazepril, enalapril, lisinopril,...

6. Nhóm thuốc đối kháng cụ thể Angiotensin II

Nhóm đối kháng này gồm losatan, irbesartan, candesartan và valsartan, có tác dụng hạ huyết áp, đưa chỉ số về mức ổn định và đặc biệt phát huy tác dụng khi sử dùng kèm thuốc lợi tiểu thiazid. Ưu điểm lớn của nhóm này là không gây ho khan, không phù nề. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ là chóng mặt, tiêu chảy (rất hiếm gặp). Thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc người dị ứng với thành phần của thuốc.

Hỗ trợ chữa tăng huyết áp nhờ thảo dược

Nếu như sử dụng các thuốc tây y trong thời gian dài sẽ gây hại cho gan, thận thì xu hướng dùng sản phẩm tự nhiên lại được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều người bệnh tin dùng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm thảo dược trong thời gian dài để cải thiện một cách tốt nhất tình trạng tăng huyết áp mà không lo để lại tác dụng phụ.