Huyết áp tâm trương cao là gì? Huyết áp tâm trương tăng có nguy hiểm? Làm thế nào để điều trị huyết áp tâm trương cao đúng cách? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người bị huyết áp tâm trương cao. Tuy nhiên, những thông tin về căn bệnh này dường như vẫn còn hạn chế và chưa được đầy đủ. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập nhật tất cả những thông tin về huyết áp tâm trương cao.

Huyết áp tâm trương cao là gì?

Huyết áp tâm trương hay huyết áp tối thiểu là trị số huyết áp thấp nhất đo được trong thời kỳ cơ tim giãn. Huyết áp tâm trương bình thường là khoảng 70 mmHg và được giới hạn trong khoảng 50-80 mmHg. Nếu huyết áp tâm trương ≥ 80 mmHg thì được gọi là huyết áp tâm trương cao. Chỉ số này thường được chia thành 2 giai đoạn: 

  • Giai đoạn 1: Chỉ số huyết áp trong khoảng 80-89 mmHg
  • Giai đoạn 2: Chỉ số huyết áp tăng trên 90 mmHg

Khi một người bị cao huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương thường đồng thời tăng. Tuy nhiên, chỉ khoảng 20% các trường hợp cao huyết áp thuộc tình trạng tăng huyết áp tâm trương đơn độc (Isolated diastolic hypertension - IDH).

huyet-ap-tam-truong-cao-la-khi-chi-so-huyet-ap-tam-truong-vuot-qua-90-mmHg.webp

Huyết áp tâm trương cao là khi chỉ số huyết áp tâm trương vượt quá 90 mmHg

>>> Xem thêm: Tổng hợp các mẹo vặt chữa cao huyết áp tại nhà cực tốt

Nguyên nhân khiến huyết áp tâm trương tăng

Cơ chế bệnh sinh cụ thể của tăng huyết áp tâm trương vẫn chưa được xác định chính xác. Một số giả thuyết cho rằng cơ chế chính dẫn đến tình trạng này là sự thu hẹp của các tiểu động mạch do nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi. Nguyên nhân phổ biến khiến huyết áp tâm trương tăng cao có thể bao gồm: 

  • Rối loạn nội tiết.
  • Rối loạn mạch máu.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Nguyên nhân tiềm ẩn khác như: Béo phì, nghiện rượu, bia và các chất kích thích,…

Dấu hiệu cảnh báo huyết áp tâm trương cao

Huyết áp tâm trương cao có thể gây ra các triệu chứng đặc trưng của bệnh cao huyết áp hoặc không. Khi bị huyết áp tâm trương cao, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Chóng mặt hoặc choáng váng.
  • Đau đầu.
  • Đỏ bừng mặt.
  • Đốm đỏ trong mắt, nhức mắt.

Tuy nhiên, các triệu chứng này rất hiếm khi được biểu hiện rầm rộ. Huyết áp tâm trương cao thường tiến triển một cách thầm lặng. 

Một nghiên cứu lớn được tiến hành vào năm 2019 đã chỉ ra rằng: Rất nhiều người không nhận thức được rằng họ đang gặp tình trạng tăng huyết áp tâm trương đơn độc. Trong số 2.351.035 người tham gia có đến 3,2% người có huyết áp tâm trương tăng cao. Hơn 86% số người mắc bệnh không được điều trị vì không phát hiện ra bệnh (không xuất hiện triệu chứng), chỉ có 10,3% biết huyết áp của họ tăng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đo huyết áp thường xuyên. Để phát hiện sớm tình trạng tăng huyết áp tâm trương, bạn nên đo huyết áp hoặc tầm soát sức khỏe thường xuyên.

Huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không?

Người ta thường quan tâm nhiều hơn đến tăng huyết áp tâm thu đơn độc vì hiện tượng này phổ biến hơn. Trong khi huyết áp tâm trương cao cũng rất nguy hiểm. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng cứ tăng 10 mmHg huyết áp tâm trương sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc đột quỵ và các bệnh tim mạch nghiêm trọng khác, bao gồm:

  • Đau tim.
  • Suy tim.
  • Phình động mạch.
  • Rung tâm nhĩ.
  • Bệnh động mạch ngoại vi.

Chính vì những điều này, việc kiểm soát huyết áp tâm trương tăng cao là rất quan trọng.

benh-tim-co-the-la-bien-chung-cua-tinh-trang-huyet-ap-tam-truong-cao.webp

Bệnh tim có thể là biến chứng của tình trạng huyết áp tâm trương cao

Cách điều trị huyết áp tâm trương cao

Điều trị huyết áp tâm trương cao cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt kết hợp với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bằng thuốc

Các thuốc có thể sử dụng trong điều trị cao huyết áp tâm trương cao bao gồm:

  • Thuốc chẹn kênh canxi: Các thuốc chẹn kênh canxi điển hình bao gồm Nicardipine, Amlodipine, Felodipine,... Các thuốc này hoạt động bằng cách ngăn cản dòng canxi đi vào bên trong tế bào, cản trở quá trình co cơ. Từ đó, giúp giãn mạch và hạ huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: Captopril, Enalapril, Trandolapril,... Angiotensin II là một hormone khiến các mạch máu co, tăng tái hấp thu muối nước gây ra tăng huyết áp. Ức chế men xúc tác cho quá trình tạo ra chất này trong cơ thể có thể làm giảm đáng kể nồng độ chất này trong máu. Điều này giúp hạ huyết áp rất hiệu quả.
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin: Losartan, Olmesartan, Valsartan,... Về cơ bản, nhóm thuốc này ức chế hoạt động của angiotensin II trên thụ thể của nó. Chúng cũng gây ra được hiệu quả hạ áp tương tự nhóm ức chế men chuyển. Đây chính là lựa chọn thay thế hàng đầu cho những người bị cao huyết áp đang dùng ức chế men chuyển nhưng bị ho quá nhiều.
  • Thuốc lợi tiểu: Furosemid, Indapamide, Chlorothiazide,... Các thuốc lợi tiểu giúp giảm nhanh thể tích tuần hoàn trong lòng mạch, giảm bớt áp lực máu và hạ huyết áp. Một số thuốc như Furosemid còn có tác dụng giãn mạch, rất phù hợp sử dụng trong các trường hợp cấp cứu người bị tăng huyết áp có kèm suy tim, phù nề,....

Điều trị bằng thuốc chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị huyết áp tâm trương cao để tự điều trị tại nhà. Giảm huyết áp tâm trương có thể gây ra các vấn đề về tim, ảnh hưởng đến sự điều hòa lưu lượng máu não, dẫn đến đột quỵ. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở nhóm người trẻ tuổi có huyết áp tâm thu bình thường. Do đó, trong trường hợp này, bác sĩ có thể lựa chọn không điều trị cao huyết áp tâm trương cao. 

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt là cách rất hữu ích giúp người bệnh kiểm soát huyết áp. Bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để hạ huyết áp tâm trương cao:

  • Giảm cân: Thừa cân béo phì (đặc biệt là béo bụng) có thể làm tăng huyết áp. Hãy cố gắng duy trì cân nặng phù hợp và vòng eo < 80cm với nữ, < 90 cm với nam. Mức cân nặng phù hợp với chiều cao của bạn là khi chỉ số khối của cơ thể BMI được duy trì trong khoảng 18.5 - 24.9 kg/m² (BMI = chiều cao (m)/(cân nặng (kg) x cân nặng (kg)). Tuân thủ đúng những điều kiện này sẽ giúp bạn điều hòa huyết áp tốt hơn. 
  • Hạn chế ăn muối: Lượng muối ăn vào mỗi ngày chỉ nên ở mức 1500-2000 mg. Tránh ăn những thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn vì chúng thường chứa rất nhiều muối.
  • Hạn chế uống rượu bia: Chỉ nên uống rượu ở mức vừa phải. Đàn ông chỉ nên uống 2 ly nhỏ/ngày và phụ nữ chỉ nên uống 1 ly.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá làm co mạch và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy, hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay vì sức khỏe của chính mình. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để tìm ra phương pháp bỏ thuốc lá phù hợp.
  • Không uống quá nhiều cafe: Khi bạn sử dụng quá nhiều cafe hay các chế phẩm khác có chứa caffeine, dẫn đến tim sẽ bị kích thích. Điều này không tốt cho người bị cao huyết áp. 
  • Tập thể dục: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày trong tuần. Một số môn thể thao bạn có thể tập luyện bao gồm: Đi bộ, đạp xe, bơi, cầu lông, đá cầu,...
  • Giảm căng thẳng: Bạn có thể kiểm soát tâm trạng của mình bằng cách tham gia vào các hoạt động giúp thư giãn và vui vẻ như nghe nhạc, đi dạo trong công viên, làm vườn, khiêu vũ,... Thậm chí, hít thở sâu và thiền cũng có thể giúp giảm huyết áp.

loi-song-lanh-manh-chinh-la-chia-khoa-giup-huyet-ap-on-dinh-hon.webp

Lối sống lành mạnh chính là chìa khóa giúp huyết áp ổn định hơn

Phòng ngừa huyết áp tâm trương cao bằng thảo dược tự nhiên

Ông bà ta thường dạy: “Phòng còn hơn chống”. Đúng như vậy, phòng ngừa huyết áp tâm trương cao rất quan trọng bởi bệnh tiến triển thầm lặng, khó điều trị và thường gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện. 

Ngoài cách kiểm tra huyết áp thường xuyên, sử dụng thảo dược tự nhiên cũng đang được áp dụng rất nhiều trong phòng ngừa căn bệnh này. Nhiều loại thảo dược đã được nghiên cứu và có những ứng dụng nhất định như: Lá dâu tằm, tỏi, hoàng bá,... Đặc biệt là cây cần tây. Loại rau quen thuộc này giúp điều hòa huyết áp bằng cách: Điều hòa nhịp tim, giãn mạch, lợi tiểu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nghiên cứu năm 2019 tại đại học Muhammadiyah Kudus đã chứng minh được các tác dụng tuyệt vời này của cần tây. Sử dụng cần tây để hạ huyết áp hay ở chỗ, đó là thảo dược này chỉ điều hòa huyết áp khi huyết áp tăng mà không ảnh hưởng huyết áp bình thường. Vì vậy, loại thảo dược này rất phù hợp với những người huyết áp tâm trương cao. Theo thông tin từ tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,8% người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm Định Áp Vương có chứa cao cần tây để cải thiện tăng huyết áp.

can-tay-la-loai-thao-duoc-tu-nhien-rat-tot-cho-nguoi-co-huyet-ap-tam-truong-cao.webp

Cần tây là loại thảo dược tự nhiên rất tốt cho người có huyết áp tâm trương cao

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng huyết áp tâm trương cao. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cách nhận biết, điều trị cũng như phòng ngừa bệnh. Cảm ơn vì đã theo dõi. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào về bệnh cao huyết áp và cách điều trị, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn nhanh và chính xác nhất. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/high-diastolic-pressure 

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fcvm.2021.810105/full 

https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/01.HYP.26.3.377 

https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/JAHA.119.012954