Thế nào là tăng huyết áp đột ngột?

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, xảy ra khi áp lực máu trong lòng mạch tăng cao. Theo Hội Tim mạch học Việt Nam thì huyết áp ở ngưỡng tối ưu là 120/80mmHg. Khi huyết áp tăng cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg trong một thời gian dài thì được gọi là tăng huyết áp.

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng chỉ số huyết áp tăng lên một cách nhanh chóng. Lúc này, huyết áp từ ngưỡng bình thường có thể tăng lên tới 200 mmHg hoặc có thể hơn thế nữa. Đi kèm với đó là các triệu chứng tăng huyết áp đột ngột điển hình như: Choáng váng, đau đầu, khó thở, tim đập nhanh,... Ở những trường hợp khác, người bệnh có thể bị đứt mạch máu dẫn tới tử vong.

tang-huyet-ap-dot-ngot-co-the-gay-nguy-hiem-den-tinh-mang.webp

Tăng huyết áp đột ngột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Cách xử lý huyết áp tăng đột ngột

Để hạn chế những rủi ro mà tăng huyết áp đột ngột gây ra, mỗi người bệnh và người nhà cần nắm vững cách xử lý huyết áp tăng đột ngột dưới đây.

Theo các chuyên gia, để xử trí trường hợp huyết áp tăng đột ngột, đầu tiên nên đặt người bệnh ngồi hay nằm nghỉ. 

  • Nếu tình trạng này diễn ra khi đang ở ngoài trời hoặc nơi đông người thì nhanh chóng đưa người bệnh vào nơi mát mẻ, thoáng khí, yên tĩnh và tránh ánh sáng trực tiếp
  • Cởi bớt áo, mũ, nón để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn rồi tiến hành đo huyết áp.
  • Nếu huyết áp tâm thu của người bệnh nằm trong khoảng từ 140 mmHg đến dưới 160 mmHg thì được theo dõi tại nhà, hạn chế vận động và nghỉ ngơi nhiều hơn. 
  • Tiếp tục dùng các thuốc hạ áp theo đơn thuốc đã được kê từ trước. 
  • Đồng thời người bệnh cần hạn chế ăn mặn, rượu bia, không hút thuốc lá và giữ cho tinh thần thoải mái. 
  • Đo huyết áp cho người bệnh thường xuyên, nếu huyết áp vẫn không ổn định thì nên đưa người bệnh đi khám để được điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.
  • Ở trường hợp huyết áp tâm thu trên 160mmHg, người bệnh nên nghỉ ngơi tuyệt đối, sử dụng các thuốc huyết áp tác dụng nhanh. Sau đó, đo lại chỉ số huyết áp, nếu vẫn không ổn định thì nên đưa người bệnh đến bệnh viện sớm nhất.

>>> XEM THÊM: Làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột?

Nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột

Theo các chuyên gia, những nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột bao gồm: Ăn uống kém khoa học, các bệnh lý khác và việc dùng thuốc.

Ăn uống không khoa học dễ tăng huyết áp

Chế độ ăn nhiều muối sẽ làm gia tăng nồng độ ion Na+ trong cơ thể. Điều này tác động khiến nhịp tim đập nhanh hơn bình thường. Đồng thời, ăn mặn kích thích trung tâm khát khiến người bệnh uống nhiều nước hơn từ đó làm tăng thể tích tuần hoàn, đây chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ thường xuyên làm cho lượng mỡ máu cũng tăng lên từ đó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Lúc này, mạch máu hẹp lại, sự lưu thông máu càng khó khăn hơn dẫn tới huyết áp càng tăng cao.

Sinh hoạt thiếu khoa học góp phần làm huyết áp tăng cao

Những thói quen sống phi khoa học bao gồm: Hút thuốc lá, uống cà phê, bia, rượu, tắm khuya, để cơ thể thường xuyên bị lạnh đột ngột. Các yếu tố này góp phần tác động vào nhịp tim, mạch máu, gây co mạch từ đó làm sự lưu thông máu khó hơn và huyết áp lại càng tăng cao hơn.

Các thuốc làm huyết áp tăng

Những thuốc sau có khả năng gây tăng huyết áp đột ngột như: Thuốc giảm đau chống viêm phi steroid (ibuprofen, aspirin, diclofenac), các corticoid (prednisolone, methylprednisolone, dexamethasone,...) và các thuốc tránh thai hỗn hợp dùng đường uống.

Bệnh lý khác gây tăng huyết áp đột ngột

Những bệnh lý như: U vỏ thượng thận, u tủy thượng thận, suy thận dẫn tới làm giảm khả năng lọc máu của thận. Điều này làm cho lượng nước ngày càng ứ đọng nhiều trong cơ thể, gây tăng thể tích tuần hoàn từ đó làm huyết áp tăng cao. Ngoài ra, các bệnh lý về thận còn tác động vào aldosteron - một yếu tố gây tăng huyết áp.

thuoc-dieu-tri-u-tuy-thuong-than-co-the-lam-tang-nguy-co-cao-huyet-ap-dot-ngot.webp

Thuốc điều trị u tủy thượng thận có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp đột ngột

Phòng ngừa tăng huyết áp đột ngột

Để ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp đột ngột, người bệnh cần phải hạn chế những nguyên nhân gây bệnh đi kèm với đó là cải thiện thói quen sinh hoạt. Cụ thể:

  • Ăn uống khoa học, hợp lý.
  • Tập ăn nhạt, hạn chế tối đa lượng muối.
  • Từ bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích như: Bia, rượu, cà phê.
  • Không hút thuốc lá.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm cân nếu bị béo phì.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng nước ép cần tây mỗi ngày để phòng ngừa huyết áp tăng cao đột ngột. Một nghiên cứu về tác dụng của nước ép cần tây với huyết áp được thực hiện tại Indonesia cho thấy: Chiết xuất lá cần tây với tác dụng hạ huyết áp và giảm lipid máu. Cần tây có thể được coi là chất hạ huyết áp trong điều trị bệnh tăng huyết áp mạn tính. Do đó, người bệnh có thể bổ sung thêm cần tây trong chế độ ăn hàng ngày hoặc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ cần tây để kiểm soát huyết áp tốt hơn.

can-tay-giup-kiem-soat-huyet-ap-ngan-ngua-nguy-co-tang-huyet-ap-dot-ngot.webp

Cần tây giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp đột ngột

Như vậy, tăng huyết áp đột ngột có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Người nhà cần nắm vững các cách xử lý huyết áp tăng đột ngột để tránh những hậu quả đáng tiếc gây ra cho người bệnh. Cùng với đó, người bệnh có thể bổ sung thêm cần tây trong chế độ ăn hàng ngày để phòng ngừa huyết áp tăng đột ngột. Nếu còn thắc mắc về căn bệnh tăng huyết áp cũng như những vấn đề về sức khỏe tim mạch, bạn đọc vui lòng để lại số điện thoại dưới phần bình luận để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/fluctuating-blood-pressure

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26101753/

https://www.medicinenet.com/what_causes_your_blood_pressure_to_suddenly_get_hi/article.htm