Làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột, từ đó ổn định nhanh chóng các chỉ số, hạn chế những biến chứng khó lường của tình trạng này là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Nếu bạn cũng muốn tìm hiểu về vấn đề này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có được câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất.

Tăng huyết áp đột ngột là gì?

Bệnh tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu trong động mạch tăng cao trong thời gian dài. Đối với người tưởng thành, huyết áp bình thường ở mức dưới 120/80 mmHg. Nếu huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tăng huyết áp. Huyết áp sẽ thay đổi tùy theo hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe. Chỉ cần một vài tác động nhỏ như: Thay đổi tư thế, uống cà phê, hút thuốc lá, bị xúc động,... cũng làm huyết áp tăng lên. Khi đó, cơ thể sẽ điều chỉnh để mau chóng đưa huyết áp trở về giá trị bình thường.

Tuy nhiên, khi tăng huyết áp đột ngột, tình trạng áp lực máu cao tác động lên thành mạch nhanh và liên tục, gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.

Các triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng tăng huyết áp đột ngột là:

  • Trường hợp nguy hiểm, đã có tổn thương cơ quan đích: Đột ngột yếu - liệt nửa người, miệng méo, đau ngực, khó thở, ho ra máu,…
  • Trường hợp ít nguy hiểm hơn: Đau đầu, đau gáy, cứng cổ, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói hay chỉ là cảm giác bứt rứt, lo lắng khó chịu mơ hồ.

tang-huyet-ap-dot-ngot-co-the-gay-tuc-nguc.webp

Tăng huyết áp đột ngột có thể gây tức ngực

Nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng rất nguy hiểm. Theo các chuyên gia, hiện tượng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân như sau:

Ngừng dùng thuốc

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tăng huyết áp đột ngột là không dùng thuốc theo đơn được kê. Người ta thấy rằng, chỉ 1/5 người bị tăng huyết áp đang áp dụng các biện pháp điều trị và chỉ 5% trong số đó kiểm soát được huyết áp. 

Khi bị huyết áp cao, bạn có thể phải dùng thuốc suốt đời. Để đạt kết quả điều trị như mong muốn, bạn cần tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc được kê bởi chuyên gia. Việc uống liều thấp hơn hoặc không dùng thuốc có thể khiến huyết áp tăng đột ngột.

Không thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt

Ăn nhiều muối hoặc thức ăn mặn có thể khiến huyết áp tăng cao. Điều này không chỉ làm tăng huyết áp mà còn cản trở cung cấp máu, khí oxy và chất dinh dưỡng quan trọng tới các cơ quan khác của cơ thể. Ngoài ra, dùng các thực phẩm chế biến sẵn (dưa chua, khoai tây chiên,…), ăn thịt đỏ, nghiện rượu,… cũng có thể gây tăng huyết áp đột ngột.

Tương tác thuốc

Nếu đang dùng thuốc để điều trị bất cứ vấn đề sức khỏe nào, bạn cần thông báo cho chuyên gia. Một số loại thuốc có thể gây tương tác, làm tăng hoặc giảm hiệu quả của các thuốc điều trị tăng huyết áp. Ví dụ, nhiều thuốc trị cảm lạnh thông thường chứa thành phần sympathomimetic làm tăng huyết áp. Trong trường hợp này, bạn cần thông báo với chuyên gia để lựa chọn đúng thuốc và liều dùng.

Mắc một số bệnh

Mắc một số bệnh có thể là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp (gọi là tăng huyết áp thứ phát). Ví dụ, nếu bạn mắc bệnh thận, tình trạng hẹp động mạch thận 2 bên, u tủy thượng thận (có sự sản xuất dư thừa hormone adrenaline và noradrenaline) nhưng không dùng thuốc điều trị thì có thể bị tăng huyết áp đột ngột. 

khong-tuan-thu-phac-do-dieu-tri-co-the-dan-den-tang-huyet-ap-dot-ngot.webp

Không tuân thủ phác đồ điều trị có thể dẫn đến tăng huyết áp đột ngột

Tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp tăng cao nhanh và liên tục thường khiến áp lực dòng máu trong lòng mạch quá lớn. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi như:

  • Đột quỵ: Áp lực của dòng máu lên não tăng đột ngột làm phình hoặc vỡ động mạch, máu chảy vào các não thất gây tăng áp lực nội sọ, dẫn đến liệt thần kinh khu trú, méo miệng,... Trường hợp nặng có thể gây tử vong ngay lập tức.
  • Nhồi máu cơ tim: Huyết áp tăng đột ngột gây nhồi máu cơ tim do các mảng xơ vữa trên thành động mạch dễ bong tróc hơn, làm hẹp mạch máu đến nuôi các cơ quan.
  • Giảm thị lực: Khi huyết áp tăng quá cao, các mạch máu căng ra, đè lên các dây thần kinh ở mắt gây giảm thị lực, thậm chí vỡ mạch máu, dẫn đến mù lòa.
  • Suy thận cấp: Lượng máu đổ về thận quá lớn với áp lực cao, làm thận phải làm việc quá mức dẫn đến suy thận cấp. Khi đó, các chất độc không được lọc khỏi máu sẽ gây ngộ độc cho cơ thể.
  • Mạch máu ngoại vi ở đầu ngón chân và đầu ngón tay bị phình to.

Làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột?

Câu hỏi đặt ra là: Phải làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột? Theo các chuyên gia, để xử lý tình huống huyết áp tăng đột ngột, đầu tiên là nên đặt bệnh nhân ngồi hay nằm nghỉ. Nếu đang làm việc ngoài trời, ở ngoài đường hoặc nơi đông người thì hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi có bóng râm, mát mẻ, thoáng khí, yên tĩnh, tránh âm thanh, ánh sáng mạnh. Có thể cởi bớt nón mũ, quần áo để người bệnh được thoải mái hơn, sau đó tiến hành đo huyết áp.

Nếu huyết áp tâm thu cao trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg, có thể giữ theo dõi tại nhà, hạn chế đi lại, nghỉ ngơi nhiều hơn. Cho bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc huyết áp trong ngày theo toa điều trị. Đồng thời, hạn chế ăn mặn, không hút thuốc lá hoặc dùng rượu bia, tránh lo âu,... Nếu sức khỏe vẫn không ổn định, người bệnh nên đi tái khám sớm hơn ngày hẹn để được chuyên gia điều chỉnh chế độ điều trị phù hợp.

Nếu huyết áp tâm thu cao trên 160 mmHg, cần sử dụng thuốc hạ áp có sẵn tại nhà đã được kê đơn từ trước. Đây là các loại thuốc khống chế huyết áp khởi đầu, cho tác dụng nhanh (thường được bào chế dưới dạng viên ngậm hoặc nhỏ giọt dưới lưỡi). Trong thời gian này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tuyệt đối và đo lại huyết áp. Trong trường hợp huyết áp vẫn cao hoặc tại nhà không có thuốc kiểm soát huyết áp tức thời thì nên đưa bệnh nhân đến viện sớm.

nguoi-bi-cao-huyet-ap-dot-ngot-nen-duoc-nghi-ngoi-ngay-khi-xuat-hien-cac-trieu-chung-canh-bao.webp

Người bị cao huyết áp đột ngột nên được nghỉ ngơi ngay khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo

>>> Xem thêm: “Điểm mặt” những triệu chứng tăng huyết áp đột ngột điển hình nhất

Ngăn ngừa tăng huyết áp đột ngột bằng thảo dược tự nhiên

Cao huyết áp là bệnh mạn tính, do đó, ổn định huyết áp là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, nhiều người bệnh lựa chọn kết hợp sử dụng các sản phẩm chứa thảo dược có khả năng ổn định huyết áp.

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên có tác dụng tốt với người bị tăng huyết áp. Đặc biệt nổi trội trong số đó là vị thuốc cần tây - một loại rau phổ biến của người Việt Nam.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng của cần tây đối với tình trạng huyết áp cao. Một nghiên cứu tại Iran năm 2013 cho thấy, cao cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg. Tác dụng hạ huyết áp kéo dài ngay cả khi ngừng sử dụng do độ đào thải khỏi cơ thể của chất N-butylphthalide trong cần tây thấp. Đặc biệt, cao cần tây không gây ảnh hưởng đến huyết áp của người có huyết áp bình thường nên không gây tụt huyết áp quá mức.

Một nghiên cứu khác tại đảo Java, Indonesia cho thấy, cao cần tây làm hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, đồng thời giảm lipid máu. Hơn nữa, cao cần tây được chứng minh không độc ngay cả khi dùng liều rất cao là 5000 mg/kg cân nặng.

Ngoài ra, người bị cao huyết áp cũng có thể kết hợp cần tây cùng các thảo dược khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm,... để hỗ trợ cải thiện huyết áp cao cũng như ổn định huyết áp hiệu quả.

Như vậy, cách xử trí tăng huyết áp đột ngột đúng cách có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Do đó, bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp điều chỉnh lối sống để ngăn ngừa tăng huyết áp đột ngột. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm chứa thảo dược để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Nếu bạn còn băn khoăn nào về bệnh tăng huyết áp đột ngột, hãy để lại bình luận phía dưới, đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn nhanh nhất!

Tài liệu tham khảo:

https://www.livestrong.com/article/31644-causes-sudden-increase-blood-pressure/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/expert-answers/hypertensive-crisis/faq-20058491

https://www.durhamnephrology.com/top-ten-common-causes-for-sudden-blood-pressure-spikes/