Tại sao sản phẩm lại có tác dụng toàn diện trên đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp? Liệu có làm tụt huyết áp xuống dưới mức cho phép khi dùng kéo dài không?
Trả lời:

Chào bạn Ngọc Hà,

Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Ở người lớn khi đo huyết áp theo phương pháp Korottkof, nếu huyết áp (HA) tâm thu ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg thì được gọi là tăng huyết áp.

Huyết áp động mạch = cung lượng tim × sức cản động mạch ngoại vi

(cung lượng tim = phân số nhát bóp × tần số tim/phút)

(Phân số nhát bóp là lượng máu do 1 nhát bóp của tim bơm ra).

Như vậy, tăng huyết áp xảy ra khi:

+ Tăng cung lượng tim: trong trường hợp tăng sức co bóp của cơ tim, nhịp tim nhanh.

+ Tăng sức cản động mạch ngoại vi: trong trường hợp rối loạn chức năng tế bào nội mạc động mạch, giảm nồng độ các chất gây giãn mạch, tăng tiết các yếu tố gây co mạch, tăng thể tích máu (thông qua tăng natri máu, tăng nhạy cảm với natri làm tăng tái hấp thu natri ở ống thận). Hoặc những yếu tố khác như giảm chức năng của thụ cảm thể áp lực ở xoang động mạch cảnh nên sẽ làm tăng sức cản của động mạch ngoại vi.

Mục tiêu điều trị tăng huyết áp bao gồm:

1. Giảm cung lượng tim: bằng các thuốc làm giảm nhịp tim hoặc giảm sức co bóp của tim thông qua tác dụngthư giãn thần kinh

2. Giảm sức cản động mạch ngoại vi thông qua tác dụng làm giãn mạch, giảm và ngăn ngừa hình thành các mảng vữa xơ gây tắc hẹp lòng mạch, giảm độ nhớt của máu; làm giảm thể tích tuần hoàn (lợi tiểu)

Vì vậy, trong điều trị tăng huyết áp, một giải pháp toàn diện là tác dụng vào cả 2 mục tiêu trên, đồng thời duy trì huyết áp ổn định (không làm tụt huyết áp khi sử dụng) ở mức tối ưu và không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.