Chào chuyên gia! Tôi được chẩn đoán là bị tăng huyết áp độ I đã hơn năm nay. Tôi được biết cần tây có thể sử dụng mỗi ngày để ổn định huyết áp. Vậy, uống nước ép cần tây có hạ huyết áp không? Cách làm nước ép cần tây hạ huyết áp như thế nào để đem lại tác dụng tốt nhất. Mong nhận được sự giải đáp của chuyên gia! (Nguyễn Thị Lành, Hà Nội).
Trả lời:

Chuyên gia trả lời: Chào bạn! Cảm ơn câu hỏi rất thực tế mà bạn đã gửi đến cho chúng tôi.

Huyết áp cao là bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để cải thiện tình trạng bệnh. Trong đó, uống nước ép cần tây mỗi ngày là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay bởi sự hiệu quả và an toàn.

Tác dụng của cần tây đối với huyết áp cao

Theo kết quả của nghiên cứu tại Iran vào năm 2013 cho thấy: Cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg. Tác dụng hạ áp này kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng một thời gian nhờ tốc độ thải trừ của hoạt chất N-butylphthalide trong cần tây rất chậm. Cần tây không gây hạ huyết áp quá mức, rất thích hợp với người bệnh có huyết áp không ổn định. Đặc biệt, khi sử dụng mức liều rất cao, lên đến 5000 mg/kg cân nặng. Ngoài ra, các nghiên cứu khác được thực hiện tại Iran vào năm 2015 và 2019 cho kết quả: Cao cần tây vừa có tác dụng hạ huyết áp, vừa giúp giảm nồng độ lipid trong máu.

Để nâng cao hiệu quả ổn định huyết áp, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp cao cần tây với nhiều thảo dược khác như: Cao hoàng bá, cao tỏi, cao lá dâu tằm,... Chính sự kết hợp độc đáo này sẽ giúp tác động toàn diện vào các cơ chế gây huyết áp cao mà lại an toàn trên người sử dụng.

nuoc-ep-can-tay-co-tac-dung-rat-tot-doi-voi-nguoi-benh-huyet-ap-cao.webp

Nước ép cần tây có tác dụng rất tốt đối với người bệnh huyết áp cao

Cách làm nước ép cần tây hạ huyết áp

Bài thuốc dùng nước ép cần tây hạ huyết áp này rất dễ thực hiện, cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Rau cần tây tươi, mật ong, mạch nha, nước lọc.
  • Cách thực hiện: Bạn đem cần tây đi rửa sạch, bỏ rễ rồi rửa lại bằng nước đun sôi để nguội. Sau đó, đem cần tây đã rửa đi thái nhỏ, giã nát hoặc xay nhuyễn. Đem hỗn hợp đã xay vắt lấy nước rồi cho thêm một ít mạch nha và mật ong để uống. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 40ml. Thực hiện kiên trì để thấy rõ hiệu quả ổn định huyết áp.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cần tây để chế biến các món ăn hay sắc lấy nước uống cũng cho hiệu quả kiểm soát huyết áp rất tốt.

cach-lam-nuoc-ep-can-tay-ha-huyet-ap-don-gian-tai-nha.webp

Cách làm nước ép cần tây hạ huyết áp đơn giản tại nhà

Lưu ý khi sử dụng nước ép cần tây

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tăng huyết áp, nhưng nếu sử dụng không đúng cách, cần tây có thể gây ra một số bất lợi như:

  • Cần tây chứa hoạt chất có tên psoralen. Đây là một chất gây phản ứng với ánh sáng mặt trời. Do vậy, khi uống nước cần tây hay dung nạp nhiều thực phẩm khác chứa hoạt chất này có thể làm sự nhạy cảm của da với tia cực tím. Đồng thời làm tăng nguy cơ tổn thương da do ánh nắng mặt trời.
  • Khi dị ứng với cần tây, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như: Phát ban trên da, rối loạn chức năng hệ tiêu hóa (buồn nôn, nôn) và khó thở, chóng mặt, ngất xỉu,... Thậm chí, một số ít trường hợp có thể bị sốc phản vệ và gây ra tử vong. Nếu gặp phải các triệu chứng như đã kể trên sau khi dùng cần tây, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức.
  • Trong 40g cần tây chứa khoảng 30mg natri. Do vậy, người bệnh cần lưu ý tới lượng natri đưa vào cơ thể vì chế độ ăn nhiều natri có thể gây tăng huyết áp.
  • Người bị hạ huyết áp không uống nước ép cần tây.
  • Không bảo quản rau cần tây trong tủ lạnh hơn 2 tuần vì lúc này sẽ làm tăng gấp 25 lần hoạt chất furanocoumarin trong cần tây và có thể gây ung thư.

dung-can-tay-giam-huyet-ap-khong-dung-cach-co-the-gay-trieu-chung-chong-mat.webp

Dùng cần tây giảm huyết áp không đúng cách có thể gây triệu chứng chóng mặt

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Uống nước ép cần tây có hạ huyết áp không?”. Để giảm huyết áp tốt hơn, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có chứa các thành phần cao cần tây, cao tỏi, cao hoàng bá, cao lá dâu tằm đã được nghiên cứu và tính toán hàm lượng dược chất phù hợp cho một lần sử dụng để có hiệu quả hạ huyết áp hiệu quả nhất! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tăng huyết áp cũng như giải pháp cải thiện bệnh, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm. Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia tim mạch