Cao huyết áp là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh cao huyết áp đang dần trẻ hóa, xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi, trung niên và người già. Vậy triệu chứng, nguyên nhân huyết áp cao là gì và cách chữa trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Dấu hiệu nhận biết bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là căn bệnh có quá trình tiến triển thầm lặng. Các dấu hiệu của cao huyết áp thường mơ hồ, không rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh tăng huyết áp:
- Đo chỉ số huyết áp: Đối với người bình thường, huyết áp sẽ dao động ở trên dưới 120/80 mmHg. Nếu huyết áp của bạn đo được cao hơn 140/90 mmHg thì rất có thể bạn đang bị tăng huyết áp. Đây là dấu hiệu cao huyết áp dễ nhận biết nhất. Tiếp tục theo dõi, nếu bạn thấy chỉ số huyết áp của mình luôn ở mức cao thì bạn nên tìm đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn chính xác.
- Đau đầu nhẹ: Tình trạng đau đầu thường gặp ở những người bị tăng huyết áp. Tùy theo mức độ huyết áp lên nhiều hay ít mà mức độ đau đầu có thể không xuất hiện hoặc với tần suất ít và nhẹ. Trong trường hợp bệnh cao huyết áp đã tiến triển đến giai đoạn nặng thì các cơn đau đầu cũng trở nên dữ dội hơn.
- Chảy máu mũi: Nếu bạn đột ngột bị chảy máu mũi liên tục, khó cầm thì bạn nên tìm ngay đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời vì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh cao huyết áp. Chảy máu mũi chính là một dấu hiệu thường gặp ở những người mới bị tăng huyết áp giai đoạn đầu.
- Tê bì chân tay: Huyết áp cao nguy hiểm bởi nó gây ra rất nhiều biến chứng đột ngột. Trong đó, tê bì chân tay chính là một dấu hiệu nhận biết những biến chứng có thể xảy ra của bệnh cao huyết áp. Vì thế, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng chân tay tê bì, ngứa râm ran thì cần phải đi khám ngay để kịp thời chữa trị, tránh được những biến chứng nguy hiểm.
- Ngoài những dấu hiệu trên, còn một số dấu hiệu khác của bệnh cao huyết áp nhưng ít gặp hơn như: Buồn nôn, nôn, mắt nhìn mờ, khó thở,...
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng tăng huyết áp
Những nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao
Hiện nay, bệnh lý tim mạch đang dần trở nên trẻ hóa và nguyên nhân huyết áp cao được cho là có rất nhiều, ví dụ như tuổi tác, tiền sử gia đình, chế độ ăn thiếu khoa học, các bệnh lý mắc kèm,... Cùng tìm hiểu chi tiết về các nguyên nhân gây tăng huyết áp ngay dưới đây:
Nguyên nhân cao huyết áp ở người già
Những người ở độ tuổi từ trung niên đến già là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp và dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Người càng lớn tuổi thì chức năng của các cơ quan trong cơ thể càng suy yếu. Trong đó, thận yếu cũng là nguyên nhân gây huyết áp cao thường gặp ở người già. Thận suy yếu, khả năng lọc kém, đào thải chất độc và nước tiểu cũng giảm. Điều này làm tăng áp lực lên dòng máu thận, kích thích hệ renin - angiotensin - aldosteron và gây tăng huyết áp. Ngoài ra, các bệnh lý mạn tính dễ gặp ở người già như đái tháo đường cũng là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp thường gặp.
Nguyên nhân cao huyết áp ở người trẻ
Tình trạng các bạn trẻ bị cao huyết áp ngày càng trở nên phổ biến. Nguyên nhân huyết áp cao ở trường hợp này thường cũng rõ ràng hơn, dễ xác định hơn so với người già:
- Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
- Stress kéo dài: Với những bạn trẻ thường xuyên bị stress do công việc, gia đình, cuộc sống cũng sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp.
- Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi.
Nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột
Ngoài những nguyên nhân gây ra cao huyết áp ở trên, vẫn còn những trường hợp huyết áp tăng đột ngột mà không tìm thấy nguyên nhân tiềm ẩn nào. Dưới đây là nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột bạn cần biết:
- Dùng thuốc không theo chỉ dẫn: Với những người đang sử dụng thuốc tăng huyết áp, nhưng lại không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tự ý mua, điều chỉnh liều sẽ có thể gây tăng huyết áp đột ngột.
- Tương tác thuốc: Một số loại thuốc khi dùng chung sẽ gây ra tương tác và dẫn đến tăng huyết áp đột ngột. Ví dụ nếu bạn đang bị cao huyết áp thì không nên sử dụng thuốc trị cảm lạnh có chứa thành phần sympathomimetic. Bởi sự kết hợp này sẽ khiến chỉ số áp huyết tăng cao đột ngột. Do đó, bạn không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc điều trị tăng huyết áp nào mà phải tìm đến bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc đúng cách.
- Do bệnh lý: Một số bệnh lý về thận, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận cũng là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp đột ngột. Với những trường hợp này, bạn nên tìm đến bác sĩ để được đánh giá nguy cơ và nhận những lời khuyên tốt nhất.
Những nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột
Nguyên nhân tăng huyết áp khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì tăng huyết áp còn được gây ra bởi nhiều yếu tố khác. Cụ thể:
- Yếu tố di truyền: Theo một số nghiên cứu, những người có tiền sử gia đình đã hoặc đang mắc cao huyết áp sẽ có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp đôi so với người bình thường.
- Lười vận động: Những người ít vận động sẽ có nguy cơ cao bị béo phì và tăng huyết áp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cao huyết áp ở cả người già và người trẻ.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Một trong những nguyên nhân gây huyết áp cao là do người bệnh ăn mặn. Người có chế độ ăn nhiều muối sẽ làm thể tích tuần hoàn tăng lên, tim phải hoạt động mạnh hơn, tạo ra nhiều áp lực lên mạch máu và gây cao huyết áp. Bên cạnh đó, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ cũng góp phần gây ra chứng xơ vữa động mạch, từ đó gián tiếp gây tăng huyết áp.
Điều trị huyết áp cao như thế nào?
Cao huyết áp là một căn bệnh mạn tính. Do đó, phác đồ điều trị cao huyết áp cũng cần thực hiện trong thời gian dài. Bên cạnh đó, cần phải kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để có thể nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn.
Cách trị huyết áp cao tại nhà
Cải thiện huyết áp tại nhà bao gồm thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện thể thao đều đặn. Người bị tăng huyết áp cần phải lưu ý những phương pháp trị huyết áp cao tại nhà để có thể kiểm soát tốt nhất chỉ số huyết áp của bản thân.
- Thực hiện chế độ ăn nhạt: Lượng muối có thể sử dụng trong 1 ngày với người bị tăng huyết áp là không quá 1 muỗng cafe (lượng muối này đã bao gồm cả muối trong đồ ăn và nước chấm).
- Thường xuyên tập thể dục: Mỗi ngày nên dành ít nhất 45 phút buổi sáng để tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát chỉ số áp huyết mà còn mang lại một vóc dáng cân đối, khỏe mạnh.
- Bổ sung đồ ăn nhiều chất đạm, hạn chế sử dụng đồ ăn có nhiều dầu, mỡ động vật để có thể tránh tình trạng xơ vữa động mạch, từ đó cải thiện chỉ số áp huyết.
- Tránh xa rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác.
- Duy trì trạng thái thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài.
Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp
Ngoài các cách điều trị cao huyết áp tại nhà, cần phải kết hợp với một số loại thuốc điều trị cao huyết áp để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Một số thuốc điều trị tăng huyết áp thường được sử dụng như: Amlodipin, captopril, nifedipine, enalapril, furosemide, metoprolol,...
Tùy vào từng đối tượng và tình trạng mà người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc điều trị khác nhau. Do đó, bạn cần tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Một số thuốc điều trị cao huyết áp phổ biến hiện nay
Sử dụng thảo dược hỗ trợ
Sử dụng thảo dược để hỗ trợ làm giảm huyết áp cũng là một phương pháp được nhiều người tin dùng hiện nay. Bởi sử dụng thảo dược cho hiệu quả an toàn, lành tính, có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không sợ để lại nhiều tác dụng phụ.
Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này đó chính là sản phẩm chứa cao cần tây. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, cao cần tây có khả năng hạ chỉ số huyết áp hiệu quả, từ 23 - 38 mmHg. Bên cạnh đó, cao cần tây còn hỗ trợ làm giảm lipid máu, không gây độc dù sử dụng với hàm lượng lớn. Theo kết quả khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có 92,8% người bệnh cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa cần tây với vai trò ổn định huyết áp.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả cải thiện chỉ số huyết áp, bạn nên kết hợp sử dụng cần tây với các thảo dược khác như: Tỏi, hoàng bá, lá dâu tằm,... giúp giãn mạch, giảm huyết áp, tăng tính đàn hồi thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa xảy ra.
Cần tây và tỏi giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả, an toàn
>>> XEM THÊM: Tăng huyết áp gây nhồi máu não và cách cải thiện nhờ thảo dược.
Tăng huyết áp tiến triển thầm lặng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, việc phát hiện sớm dấu hiệu nhận biết, xác định chính xác nguyên nhân huyết áp cao và cách điều trị hiệu quả là giải pháp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm tốt nhất hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý tim mạch cũng như tăng huyết áp, bạn đọc vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!
Tài liệu tham khảo
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension
https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-pressure-hypertension/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410