Nhiều người quan tâm đến vấn đề: “Tại sao tăng huyết áp gây nhồi máu não?” bởi đây là 1 biến chứng vô cùng nguy hiểm, lại khó để phục hồi hoàn toàn. Vậy làm sao để phòng tránh và cải thiện tình trạng này hiệu quả, an toàn? Hãy cùng tìm hiểu về giải pháp thảo dược trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Nguyên nhân tăng huyết áp gây nhồi máu não

Trước khi trả lời thắc mắc: “Tại sao tăng huyết áp gây nhồi máu não?”, hãy cùng tìm hiểu cụ thể 2 bệnh lý này là như thế nào? Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu (≥ 140 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương (≥ 90mmHg) hay cả 2 chỉ số trên.

Trong khi đó, nhồi máu não là tình trạng giảm lưu lượng tuần hoàn tới 1 vùng của não do hẹp hoặc tắc mạch. Nếu sự thiếu cung cấp máu này không được khắc phục kịp thời thì phần não đó sẽ bị hoại tử do thiếu oxy và glucose. Nhồi máu não chiếm tỷ lệ khoảng 80% số ca đột quỵ, 20% còn lại là do chảy máu não.

Vậy tại sao tăng huyết áp gây nhồi máu não?

Tăng huyết áp làm gia tăng áp lực của dòng máu lên thành mạch một cách thường xuyên, khiến chúng bị giãn dần và xuất hiện những “vết rách siêu nhỏ”. Các tổn thương này xuất hiện nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, làm hẹp lòng mạch, cản trở hoặc ngăn hoàn toàn lưu thông máu đến nuôi dưỡng tế bào não.

Nếu áp lực dòng máu đột ngột tăng cao (trong cơn tăng huyết áp kịch phát) có thể làm cho cục máu đông và mảng xơ vữa bị “bong ra”, di chuyển trong lòng mạch. Khi chúng đi đến các mao mạch trong não sẽ dễ bị tắc lại, làm ngưng trệ tuần hoàn, gây ra thiếu máu cục bộ, cuối cùng là nhồi máu não.

nhoi-mau-nao-la-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-cao-huyet-ap.webp

Nhồi máu não là biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp

Dấu hiệu nhồi máu não do tăng huyết áp

Các dấu hiệu của nhồi máu não ở người cao huyết áp bao gồm:

  • Đột ngột nhầm lẫn: Người bệnh có thể bị nhầm lẫn, nói ngọng hoặc khó hiểu lời nói.
  • Đột ngột tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân: Triệu chứng này thường ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. 
  • Đột ngột khó nhìn: Người bệnh có thể đột nhiên nhìn mờ ở một hoặc hai bên mắt.
  • Đột ngột khó đi bộ: Người bệnh cảm thấy chóng mặt và mất thăng bằng.
  • Đột ngột đau đầu: Cơn đau dữ dội, có thể kèm theo chóng mặt hoặc thay đổi ý thức.

Khi người bị cao huyết áp xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời 

Nhồi máu não do tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Nhồi máu não do tăng huyết áp có thể gây ra một số di chứng như sau:

  • Mất hoặc loạn ngôn ngữ: Nhồi máu não gây tổn thương các bộ phận chịu trách nhiệm về ngôn ngữ có thể gây ra chứng mất ngôn ngữ. Điều này làm giảm khả năng diễn đạt và hiểu ngôn ngữ của người bệnh.
  • Liệt vận động: Người bị nhồi máu não thường gặp biến chứng như liệt nửa người, chân, tay,... dẫn tới không tự chủ được các sinh hoạt hàng ngày, phải cần giúp đỡ từ các thành viên trong gia đình.
  • Hôm mê và tử vong: Nhiều trường hợp người bị tăng huyết áp xuất hiện tình trạng nhồi máu não không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí là tử vong.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các mẹo vặt chữa cao huyết áp tại nhà cực tốt

Bị tăng huyết áp gây nhồi máu não phải làm sao?

Những hậu quả mà tăng huyết áp và nhồi máu não gây ra là rất nặng nề. Vì vậy, việc phòng ngừa tăng huyết áp và các biến chứng là rất quan trọng. Bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Liệu pháp thay đổi lối sống: cai thuốc lá, không dùng chất kích thích (bia, rượu, cà phê,...), giữ cân nặng hợp lý, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc, bổ sung thêm rau, quả tươi vào khẩu phần và không dùng đồ nhiều muối hoặc chất béo bão hòa.
  • Những trường hợp có nguy cơ cao bị nhồi máu não (tăng huyết áp, người cao tuổi, béo phì, bị vữa xơ động mạch, đái tháo đường, stress,…) nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
  • Để phòng ngừa nhồi máu não ở người tăng huyết áp thì không nên đi tiểu ngoài trời lạnh vào ban đêm. Nếu vừa hoạt động nặng hoặc đi dưới trời nắng về, không tắm ngay mà hãy để khô mồ hôi trước. Không bật dậy khỏi giường khi mới tỉnh giấc.
  • Cần đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu: Nhức đầu, chóng mặt, đãng trí, rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm lý, hiện tượng ruồi bay.
  • Kiểm soát huyết áp: Dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn, không tự ý tăng, giảm liều hoặc tự ý bỏ thuốc. Thực tế, các thuốc điều trị hiện nay chỉ tác dụng tạm thời nên cần kết hợp ít nhất 2 nhóm thuốc mới đạt mục tiêu điều trị, đồng nghĩa với tăng tác dụng phụ. Hơn nữa, khi dùng thuốc, huyết áp sẽ hạ xuống cả lúc nghỉ ngơi và hoạt động, huyết áp hạ về ngưỡng rồi vẫn bị tụt quá mức, nên dễ gây mệt mỏi, thậm chí trụy tim mạch.

nguoi-bi-cao-huyet-ap-nen-di-kham-suc-khoe-dinh-ky-de-ngan-ngua-nhoi-mau-nao.webp

Người bị cao huyết áp nên đi khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa nhồi máu não

Phòng ngừa cao huyết áp gây nhồi máu não bằng sản phẩm thảo dược

Để kiểm soát chỉ số huyết áp, từ đó phòng ngừa biến chứng nhồi máu não, nhiều người được kê đơn tân dược. Tuy nhiên, chúng lại có quá nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa cao cần tây đã ra đời như 1 giải pháp giúp khắc phục những hạn chế nêu trên. 

can-tay-ho-tro-cai-thien-huyet-ap-cao-hieu-qua.webp

Cần tây hỗ trợ cải thiện huyết áp cao hiệu quả

Đặc biệt, sản phẩm có thành phần chính là cao cần tây được nghiên cứu năm 2013 cho thấy: Cao cần tây giúp hạ huyết áp từ 23 – 38 mmHg. Tác dụng hạ huyết áp kéo dài ngay cả khi ngừng sử dụng do thành phần N – butylphthalide (NBP) trong cao cần tây đào thải chậm. Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng cao huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường, vì thế không gây tụt huyết áp, đặc biệt rất phù hợp với bệnh nhân bị huyết áp không ổn định. Cao cần tây không gây độc kể cả khi dùng liều rất cao (5000mg/kg cân nặng). Nghiên cứu tại Indonesia năm 2019 cho biết: Cao lá cần tây ngoài tác dụng hạ huyết áp (cả huyết áp tâm thu và tâm trương) còn giúp giảm lipid máu, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch.

Sản phẩm giúp ổn định huyết áp từ nguyên nhân sâu xa bên trong, hạ và ổn định huyết áp lâu bền, có thể sử dụng với thuốc tây y mà không gây tương tác thuốc.

Chắc hẳn những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức về tình trạng nhồi máu não do bệnh cao huyết áp và cách khắc phục, phòng ngừa biến chứng này. Nếu còn băn khoăn nào về bệnh cao huyết áp, hãy để lại bình luận phía dưới để được giải đáp nhanh nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/hypertension-high-blood-pressure-stroke

https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/health-threats-from-high-blood-pressure/how-high-blood-pressure-can-lead-to-stroke

https://www.stroke.org/-/media/stroke-files/lets-talk-about-stroke/risk-factors/stroke-and-high-blood-pressure-ucm_493407.pdf?la=en