Nhiều người tỏ ra chủ quan với tình trạng đau đầu chóng mặt và cho rằng đây là vấn đề bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục bị chóng mặt, đau đầu, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt và những thông tin liên quan.
Những cơn đau đầu chóng mặt có thể xuất phát từ bệnh tăng huyết áp
Vì sao tăng huyết áp gây đau đầu chóng mặt?
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu, chóng mặt. Cụ thể, khi bị tăng huyết áp, áp lực trong lòng mạch máu não tăng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những tổn thương tại mạch máu. Do đó, nhờ cơ chế bảo vệ thành mạch, các tiểu cầu và sợi fibrin sẽ tái tạo các mô tại lòng mạch, dẫn đến hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch. Do đó, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ tại não gây ra những cơn chóng mặt, đau đầu liên tục.
Trong đó, đau đầu chóng mặt là hiện tượng người bệnh có cảm giác đau nhức ở đầu, kèm theo đó là hiện tượng mọi thứ xung quanh quay vòng vòng, sau đó tối sầm lại. Đồng thời, người bệnh còn rơi vào tình trạng không thể đứng vững. Cơn đau đầu trong tăng huyết áp thường đặc trưng vào buổi sáng, giảm dần về cuối ngày và khu trú ở vùng chẩm - trán. Người bệnh sẽ có cảm giác căng cứng ở gáy, đau lan dần lên đỉnh đầu và vùng trán.
Ngoài ra, bạn có thể bị đau đầu và chóng mặt nếu thuộc các trường hợp sau: Say tàu xe, thay đổi tư thế đột ngột, tiền kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa, phụ nữ đang mang thai, ngộ độc thực phẩm, lo lắng quá mức, lạm dụng chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc,...
Đau đầu chóng mặt do tăng huyết áp có nguy hiểm không?
Đau đầu chóng mặt ở những người bị tăng huyết áp còn có thể là dấu hiệu nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Vỡ mạch máu não: Đây là tình trạng mạch máu não bị vỡ, dẫn đến đau đầu dữ dội, đột ngột kèm theo chóng mặt, mờ mắt, co giật, buồn nôn, ói mửa, mất ý thức,...
- Nhồi máu não: Xảy ra khi có mảng xơ vữa hoặc cục máu đông ngăn cản dòng chảy của máu đến não, khiến não dần chết đi do không được cung cấp oxy và dinh dưỡng. Triệu chứng đi kèm bao gồm: Lú lẫn đột ngột, tê hoặc yếu một bên của cơ thể, khó giữ thăng bằng.
Nếu nhận thấy các triệu chứng trên, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu không sẽ để lại di chứng nặng nề, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Đau đầu chóng mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm
Đau đầu chóng mặt do tăng huyết áp phải làm sao?
Khi gặp tình trạng đau đầu chóng mặt do bệnh tăng huyết áp, người bệnh cần nắm rõ những phương pháp sau để hạn chế tối đa triệu chứng. Bao gồm:
- Nghỉ ngơi, thư giãn: Khi xuất hiện những cơn đau đầu, chóng mặt, người bệnh cần tạm dừng ngay mọi hoạt động và tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi, thư giãn cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
- Chú ý tình trạng tăng huyết áp cấp cứu: Nếu có thể, người bệnh nên đo chỉ số huyết áp của mình để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu con số đo được lớn hơn hoặc bằng 180/120mmHg và kèm theo các dấu hiệu như: Lừ đừ, co giật, nôn ói, khó thở, nhìn mờ, yếu nửa người, méo miệng, đau tức ngực dữ dội,... người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được cấp cứu. Bởi lẽ, đây là những dấu hiệu cảnh báo biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
- Tuân thủ điều trị: Thực hiện nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị do bác sĩ chỉ định. Tùy mức độ đau đầu chóng mặt của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hạ huyết áp kết hợp thuốc an thần để giảm triệu chứng và kiểm soát huyết áp ổn định. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp thường được sử dụng như: Thuốc lợi tiểu, chẹn kênh beta, chẹn kênh calci, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin và giãn mạch.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh các loại thực phẩm không lành mạnh (thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,...), hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích, ngủ đúng giờ, tránh căng thẳng, stress và tập thể dục điều độ.
Người bệnh bị đau đầu chóng mặt ở mức độ nhẹ cần được nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh
>>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh cao huyết áp và cách chữa trị. CLICK NGAY!
Phòng ngừa đau đầu chóng mặt cho người bị tăng huyết áp bằng thảo dược
Ngoài tuân thủ điều trị, giữ lối sống lành mạnh, người bệnh nên kết hợp sử dụng thảo dược để giảm và phòng ngừa cơn chóng mặt, đau đầu, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng những thảo dược từ thiên nhiên như: Cần tây, tỏi, hoàng cá, dâu tằm có tác dụng rất tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp hay bị đau đầu, chóng mặt. Những thảo dược này không những hỗ trợ giảm huyết áp mà còn giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngoài ra, khi sử dụng lâu dài, thành phần thảo dược cũng không gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Đặc biệt là cần tây - thảo dược giàu flavonoid, phospho, calci, acid amin tự do, mannitol, vitamin,… giúp tăng tuần hoàn máu và hệ miễn dịch. Flavonoid trong cần tây cũng được chứng minh có tác dụng rất tốt trong bệnh tăng huyết áp qua nghiên cứu được thực hiện năm 2001 tại trường Đại học dược Hà Nội. Cụ thể là ức chế quá trình oxy hóa, làm bền thành mạch và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch cho người mắc bệnh tăng huyết áp.
Cần tây giúp cải thiện triệu chứng đau đầu chóng mặt ở người bị cao huyết áp rất tốt
Có thể thấy, đau đầu chóng mặt là một triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh tăng huyết áp. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp điều trị để cải thiện triệu chứng này. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về triệu chứng đau đầu chóng mặt để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh cao huyết áp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/headache-and-dizziness
https://www.everydayhealth.com/pain-management/headache/headache-dizziness.aspx