Tiền cao huyết áp là tình trạng phổ biến ở người trong độ tuổi trung niên. Nếu không hiểu rõ và chữa trị đúng cách, sẽ trở thành bệnh lý cao huyết áp với những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về cách nhận biết sớm tình trạng tiền cao huyết áp từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Tiền cao huyết áp là gì?
Tiền cao huyết áp, hay còn gọi là tiền tăng huyết áp, được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu (HATT) từ 120 đến 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) từ 80 đến 89 mmHg. Kết luận dựa trên kết quả của 2 hoặc nhiều lần đo huyết áp đúng cách. Nếu HATT và HATTr nằm ở 2 mức khác nhau, mức huyết áp nào thuộc loại cao hơn sẽ dùng để xác định.
Tiền cao huyết áp là mức huyết áp ở giữa và bao gồm 2 mức huyết áp như sau:
- Huyết áp trên mức tối ưu (above-optimal): 120-129 mmHg/80-84 mmHg.
- Huyết áp bình thường cao (high-normal): 130-139 mmHg/85-89 mmHg.
Tiền cao huyết áp là tình trạng huyết áp ở mức trên tối ưu hoặc bình thường cao
Nhận biết tiền cao huyết áp qua những biểu hiện nào?
Tiền cao huyết áp tiến triển âm thầm và hầu như không có các biểu hiện lâm sàng cụ thể để có thể nhận biết. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, đau đầu, mặt nóng,... Nhưng tần suất những biểu hiện này không thường xuyên, thỉnh thoảng mới xuất hiện.
Do vậy, cách duy nhất giúp bạn nhận ra tình trạng này là kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bạn có thể đến phòng khám, các cơ sở y tế hoặc tự đo huyết áp tại nhà bằng các loại máy đo huyết áp điện tử. Nhưng để đánh giá tốt nhất mức huyết áp, bạn nên sử dụng kết quả đo được từ những máy đo huyết áp cơ.
Thời gian đo huyết áp thường được khuyến cáo là một lần vào buổi sáng, khi vừa mới thức dậy hoặc vào những thời điểm tương tự nhau giữa các ngày. Theo đó, khi chỉ số huyết áp đo được nằm trong khoảng trên 120/80 mmHg đến 129/89 mmHg trong thời gian dài thì được xác định là tiền tăng huyết áp.
Những người có nguy cơ cao mắc tiền tăng huyết áp bao gồm: Người trung niên trên 40 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, béo bụng và một số bệnh lý mắc kèm. Cụ thể là:
Người trung niên trên 40 tuổi
Theo kết quả của Cuộc khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia lần thứ III tại Hoa Kỳ, người ta thấy rằng: Những người già (≥ 60 tuổi) có ít nguy cơ bị mắc tiền tăng huyết áp hơn những người tuổi trung niên (≥ 40 tuổi). Lý do là bởi phần lớn người trên 60 tuổi, tình trạng này đã tiến triển thành bệnh lý tăng huyết áp.
Tiền sử gia đình
Gen di truyền cũng là một trong số những nguy cơ làm tăng khả năng mắc tiền cao huyết áp. Nếu tiền sử gia đình có người mất sớm do các nguyên nhân tim mạch (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi), thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên.
Hút thuốc lá
Trong thuốc lá có chứa hàm lượng lớn nicotin. Chất này kích thích nội tiết của cơ thể, làm tăng tiết sản xuất adrenalin. Điều này, khiến tim đập nhanh hơn và làm mạch máu bị co lại, do đó sẽ làm huyết áp tăng lên. Về lâu dài, hút thuốc lá còn thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn.
Rối loạn lipid máu (Bệnh mỡ máu)
Rối loạn lipid máu là khi nồng độ các chất béo có hại như: Cholesterol, triglyceride, LDL tăng cao còn nồng độ chất béo tốt HDL bị suy giảm. Mỡ máu làm gia tăng quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch. Điều này làm hẹp và tăng áp lực lòng mạch. Từ đó, làm huyết áp tăng cao.
Béo bụng
Vòng eo thể hiện thể trạng cơ thể: Béo, gầy hoặc cân đối. Béo phì là yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác. Đối với người châu Á, số đo vòng eo được coi là làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao được quy định như sau:
- Nam giới: Vòng bụng > 90 cm.
- Nữ giới: Vòng bụng > 80cm.
Đái tháo đường
Đái tháo đường và tăng huyết áp thường đi kèm với nhau. Những rối loạn này có thể liên quan đến nhau. Nồng độ nitric oxide (NO) trong lòng động mạch giảm, khiến mạch máu dễ bị tổn thương và thu hẹp lại. Theo đó, nếu bị đái tháo đường lâu năm thì các thành động mạch có nguy cơ xơ vữa cao hơn dẫn tới tình trạng huyết áp tăng cao. Khi mắc tiểu đường bạn cần chú ý nâng cao ý thức phòng ngừa huyết áp cao và các bệnh tim mạch khác.
Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là thuật ngữ chuyên môn để chỉ những người mắc 3/5 biểu hiện sau:
- Huyết áp ≥ 130/85 mmHg.
- HDL: Nam < 1 mmol/L, nữ < 1,2 mmol/L.
- Triglyceride > 1,7 mmol/L.
- Nồng độ đường trong máu lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/L.
- Vòng eo lớn: Nam > 90cm, nữ > 80cm.
Có 3 trong số 5 biểu hiện trên thì bạn đang gặp phải hội chứng chuyển hóa. Khi đó, nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch cũng tăng lên, không ngoại trừ tình trạng tiền cao huyết áp.
Vòng eo lớn là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền tăng huyết áp
Tiền cao huyết áp có chữa được không?
Tình trạng tiền cao huyết áp hoàn toàn có thể chữa được bằng cách có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, lành mạnh. Trong giai đoạn tiền cao huyết áp, người bệnh dễ dàng điều chỉnh được huyết áp của mình về mức tối ưu hơn là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn huyết áp cao. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị tiền huyết áp cao và ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành bệnh lý như sau:
Giảm cân
Như đã nói ở trên, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiền cao huyết áp. Giảm lượng mỡ thừa của cơ thể, giảm số đo vòng eo là cách tốt để cải thiện tình trạng bệnh.
Vận động thể lực
Nhiều người nghĩ rằng khi mắc các bệnh về tim mạch, vận động thể lực sẽ làm tăng gánh nặng, không tốt cho tim. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ sai lầm. Tập thể dục - thể thao thường xuyên là cách rất tốt giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Nhất là với những người đang trong giai đoạn tiền cao huyết áp, vận động thể lực lại càng cần thiết. Việc làm này sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, giảm lượng chất béo tích tụ ở thành mạch và nguy cơ xơ cứng lòng mạch. Vì vậy, mỗi ngày hãy dành 30-45 phút đi bộ nhanh hoặc chạy bộ (tùy vào tình trạng cơ thể) là rất cần thiết trong việc chữa trị tiền cao huyết áp.
Ăn ít muối
Chế độ ăn nhạt, ít muối sẽ giúp giảm thể tích tuần hoàn, giảm áp lực của máu lên lòng mạch. Từ đó, làm hạ huyết áp và duy trì huyết áp ở mức tối ưu. Lượng muối mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trong chế độ ăn hàng ngày đối với người trưởng thành là dưới 5g.
Giảm chất béo bão hòa và cholesterol
Những thực phẩm như đồ ăn nhanh, lòng đỏ trứng gà, các đồ rán, chiên, xào tẩm bột,... thường chứa rất nhiều chất béo và cholesterol. Bạn không nên ăn nhiều những thực phẩm như thế này khi đang trong giai đoạn tiền cao huyết áp.
Ăn nhiều hoa quả, rau củ tươi
Khi bị tiền cao huyết áp, để mức huyết áp trở về bình thường, bạn nên ăn nhiều thực phẩm tươi. Đặc biệt là những loại thực phẩm có công dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng huyết áp cao. Ví dụ như rau cần tây, loại rau này đã được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong phòng ngừa và điều trị cao huyết áp. Một nghiên cứu gần đây vào năm 2019, tại Iran đã chứng minh được rằng: Cao cần tây không những có tác dụng ổn định huyết áp mà còn giúp giảm mỡ máu, giảm tình trạng vữa xơ động mạch. Sử dụng cần tây trong giai đoạn tiền cao huyết áp là phương pháp đơn giản, thuận tiện nhất giúp hỗ trợ đưa huyết áp về mức bình thường hiệu quả, an toàn.
Cá hồi, rau cần tây, hạt óc chó giúp hỗ trợ phòng ngừa tiền cao huyết áp hiệu quả
>>> XEM THÊM: Người có huyết áp không ổn định nên ăn gì.
Một số câu hỏi thường gặp
Khi gặp phải tình trạng tiền cao huyết áp, chắc hẳn nhiều người sẽ không tránh khỏi tình trạng lo lắng và có nhiều thắc mắc về bệnh. Dưới đây sẽ là lời giải đáp cho những thắc mắc hay gặp của người bệnh:
Tiền cao huyết áp có cần uống thuốc không?
Tiền cao huyết áp vẫn đang ở mức độ rất nhẹ trong phân mức huyết áp. Vì thế, người bị tiền cao huyết áp không cần phải sử dụng thuốc. Bạn chỉ sử dụng thuốc trong giai đoạn này khi có chỉ định của bác sĩ. Điều đáng lưu ý là một khi đã sử dụng thuốc thì phải dùng vĩnh viễn, nếu không sẽ rất khó kiểm soát huyết áp.
Thay vào đó, bạn có thể thực hiện một số biện pháp không dùng thuốc, mà vẫn có thể đưa được huyết áp về mức tối ưu như sử dụng sản phẩm chứa cao cần tây. Kết hợp với cao tỏi, cao dâu tằm để nâng cao hiệu quả hỗ trợ ổn định huyết áp. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,8% người dùng hài lòng khi sử dụng các sản phẩm có chứa cao cần tây trong việc hỗ trợ hạn chế tăng huyết áp tiến triển.
Có thể sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần như dâu tằm, tỏi, cần tây để hỗ trợ ổn định huyết áp
Khi huyết áp cao nguy hiểm như thế nào?
Tiền tăng huyết áp không được khắc phục sớm sẽ tiến triển thành bệnh cao huyết áp. Lúc này việc điều trị để đạt được mức huyết áp tối ưu là rất khó khăn. Huyết áp cao lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương các cơ quan đích gây ra những biến chứng nguy hiểm: Hẹp động mạch võng mạc, xuất huyết mắt, suy tim, tổn thương thận, phình mạch, nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, xuất huyết não. Vì vậy, nếu không phòng ngừa và điều trị cao huyết áp từ sớm thì sẽ để lại những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Do đó, mỗi người chúng ta cần cảnh giác với bệnh cao huyết áp này ngay từ bây giờ.
Trên đây là một số kiến thức hữu ích về tiền cao huyết áp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tiền cao huyết áp là gì, cách nhận biết và chữa trị như thế nào để có hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào về tiền cao huyết áp hay bệnh lý tim mạch khác, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết để được chúng tôi giải đáp nhanh nhất nhé!
Tài liệu tham khảo
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/prehypertension/symptoms-causes/syc-20376703
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK538313/
https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/01.hyp.0000167152.98618.4b