Cao huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Nếu không thường xuyên theo dõi sức khỏe, bạn thường chỉ phát hiện bệnh lúc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc sau khi xảy ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Việc không biểu hiện triệu chứng khiến bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm, dẫn tới những hậu quả đáng tiếc do biến chứng gây ra. Tuy nhiên, khi mặt bạn cứ đỏ phừng phừng suốt cả ngày thì đừng coi thường, hãy đi khám ngay vì rất có thể, đây là dấu hiệu cảnh báo sớm cao huyết áp.
Mặt đỏ phừng phừng – Cẩn trọng cao huyết áp đã cho bạn vào “tầm ngắm”
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là tình trạng xảy ra khi áp lực máu đẩy vào thành động mạch, lúc tim bơm máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Một số loại cao huyết áp chính bao gồm:
- Cao huyết áp vô căn hay còn gọi là cao huyết áp tự phát;
- Cao huyết áp thứ phát;
- Cao huyết áp tâm thu;
- Tiền sản giật, hay được gọi là cao huyết áp thai kỳ.
Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, cao huyết áp là tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến 1/4 số người trưởng thành ở Việt Nam. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, suy thận và các vấn đề sức khỏe khác khi không được điều trị kịp thời. Hầu hết các trường hợp cao huyết áp thường không có nguyên nhân. Đây được gọi là cao huyết áp nguyên phát. Một số tình trạng sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch có thể gây ra huyết áp cao, gọi là cao huyết áp thứ phát.
Bên cạnh đó, thuốc tránh thai hoặc thuốc cảm cũng có thể gây ra huyết áp cao. Ở một số phụ nữ, mang thai hoặc các liệu pháp hormone có thể làm huyết áp tăng. Cao huyết áp gây ra do thuốc, nhưng sau khi ngừng thuốc có khả năng chưa thể trở lại bình thường ngay lập tức, mà cần mất vài tuần. Điều trị các nguyên nhân gây bệnh có thể giải quyết được cao huyết áp.
Huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, một loạt các biểu hiện có thể liên quan gián tiếp đến bệnh, nhưng không xảy ra thường xuyên, chẳng hạn như mặt lúc nào cũng đỏ phừng phừng. Điều này xảy ra khi các mạch máu ở mặt giãn ra hoặc do đáp ứng với một số tác nhân như phơi nắng, thời tiết lạnh, thức ăn cay, gió, đồ uống nóng và các sản phẩm chăm sóc da. Dấu hiệu mặt đỏ phừng phừng cũng có thể xảy ra khi bạn bị căng thẳng về cảm xúc, tiếp xúc với nhiệt hoặc nước nóng, uống rượu và tập thể dục - tất cả đều có thể làm cao huyết áp tạm thời.
Đặc biệt, khi mặt nóng bừng đi kèm với một trong các triệu chứng dưới đây thì bạn cần phải cẩn trọng với "kẻ giết người thầm lặng" mang tên cao huyết áp:
- Chảy máu mũi, mắt hoặc xuất huyết kết mạc
- Tê hay ngứa ran ở các chi
- Nôn hoặc buồn nôn nhìn mờ khó thở
- Choáng và chóng mặt.
Xua tan nỗi lo cao huyết áp “rình rập” nhờ sản phẩm chiết xuất từ cần tây
Cao huyết áp có thể làm giảm chức năng của thận, dẫn đến giữ nước và phù chân, thậm chí gây suy thận. Huyết áp cao có thể tác động đến mắt, gây mất thị lực; ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuần hoàn, làm đau ở chân và tăng nguy cơ đột quỵ. May mắn là bạn hoàn toàn có thể chặn đứng nguy cơ xảy ra biến chứng khi phát hiện sớm và kiểm soát huyết áp kịp thời. Điều trị cao huyết áp bao gồm việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Bạn có thể kiểm soát mức huyết áp bằng cách:
- Có chế độ ăn lành mạnh và ít muối;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng;
- Bỏ hút thuốc;
- Uống thuốc điều trị cao huyết áp theo hướng dẫn của chuyên gia;
- Kiểm soát huyết áp của bạn thường xuyên tại nhà với một thiết bị theo dõi.
Nếu việc thay đổi lối sống không làm tình trạng bệnh khá hơn hoặc cao huyết áp càng nghiêm trọng, bạn sẽ cần điều trị bằng thuốc. Thuốc giúp làm hạ huyết áp bao gồm: Thuốc lợi tiểu; Thuốc ức chế Beta; Thuốc ức chế hấp thụ canxi; Các chất ức chế men chuyển ACE; Thuốc giãn mạch…. Chuyên gia sẽ theo dõi diễn tiến bệnh và có thể tăng liều hoặc thay đổi và thêm thuốc tới khi tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn. Nếu như sử dụng các thuốc tây y trong thời gian dài sẽ gây hại cho gan, thận thì xu hướng dùng sản phẩm tự nhiên lại được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin dùng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài để cải thiện huyết áp mà không lo để lại tác dụng phụ.
Từ lâu, cần tây được sử dụng để chữa suy nhược cơ thể ở những người làm việc quá sức, trạng thái thần kinh dễ bị kích thích và được dùng để hỗ trợ điều trị cao huyết áp. Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy: Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời cần tây còn có tác dụng làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.