Triệu chứng cao huyết áp là vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay, bởi sự phổ biến của căn bệnh này. Nếu bạn đang tìm hiểu về căn bệnh này và muốn cải thiện những triệu chứng hiệu quả, an toàn thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Định nghĩa bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là tình trạng máu lưu thông dưới một áp suất tăng cao lâu dài trong lòng mạch. Huyết áp được đo bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Ví dụ 120/80 mmHg nghĩa là huyết áp tâm thu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg.

Ở người bình thường, chỉ số huyết áp nằm ở ngưỡng 120/80mmHg. Những người tiền cao huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và tâm trương từ 80-89 mmHg. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Huyết áp tăng cao trong thời gian dài có thể dẫn tới đột quỵ và để lại di chứng thần kinh nặng nề như: Hôn mê có thể là sống thực vật, liệt nửa người, đồng thời có thể thúc đẩy nhiều vấn đề bao gồm suy tim, thiếu máu cơ tim. Những biến chứng này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động), gia tăng nguy cơ tử vong. Do đó, nhận biết sớm và điều trị bệnh huyết áp cao là vấn đề mà mọi người cần lưu ý.

moi-lien-he-giua-cao-huyet-ap-va-suc-khoe-trai-tim.webp

Mối liên hệ giữa cao huyết áp và sức khỏe trái tim

Triệu chứng cao huyết áp

Tỷ lệ người gặp phải chứng tăng huyết áp ngày càng cao. Do đó, nhiều người muốn tìm hiểu và nắm vững những thông tin liên quan đến bệnh, trong đó có triệu chứng cao huyết áp. Trước khi tìm hiểu về cách điều trị bệnh lý này, hãy cùng tham khảo những triệu chứng thường gặp nhất khi bị cao huyết áp.

Điều đáng lo ngại là triệu chứng của cao huyết áp thường khó nhận biết và không điển hình, dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Nhiều người quan niệm rằng: Bệnh cao huyết áp luôn có những biểu hiện rõ ràng. Thực tế, hầu hết người bị cao huyết áp không gặp phải biểu hiện rõ ràng, thậm chí họ còn không biết mình bị bệnh. Đôi khi, bệnh cao huyết áp có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Thở dốc.
  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Chảy máu mũi.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Tê hoặc ngứa ran ở các chi.
  • Đau ngực, đánh trống ngực.

Khi xuất hiện những biểu hiện này bạn có thể gặp phải chứng bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, bạn cần phải được thăm khám bởi những người có trình độ chuyên môn để có thể xác định được nguyên nhân và tìm được cách xử trí hợp lý.

dau-dau-la-trieu-chung-cao-huyet-ap-thuong-gap.webp

Đau đầu là triệu chứng cao huyết áp thường gặp

>>> Xem thêm: Nhận biết tiền cao huyết áp - Các cách ngăn ngừa và chữa trị?

Cải thiện triệu chứng cao huyết áp

Những triệu chứng cao huyết áp gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống người bệnh. Về lâu dài, các triệu chứng này có thể trầm trọng hơn và tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời.

Sử dụng thuốc hóa dược

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, khi huyết áp không đạt ngưỡng an toàn nhờ các biện pháp không dùng thuốc, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc tây y, chủ yếu là:

Nhóm lợi tiểu: Giúp tăng thải muối và nước ra khỏi cơ thể, được dùng rất rộng rãi để kiểm soát những trường hợp bị cao huyết áp nhẹ, có thể sử dụng chung với những loại thuốc khác. Bao gồm: Furosemid, Thiazid, Spironolactone, Bumetanid.

Thuốc chẹn beta: Có vai trò làm chậm nhịp tim và giảm sức co bóp của cơ tim và hạ huyết áp. Các thuốc trong nhóm này bao gồm: Atenolol, Bisoprolol, Carvedilol, Labetalol, Metoprolol.

Thuốc chẹn kênh canxi: Có khả năng làm giảm sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, giãn mạch. Bao gồm: Amlodipine, Nifedipine, Nimodipine, Felodipine.

Thuốc ức chế men chuyển: Các thuốc trong nhóm này có tác dụng giảm sức cản ngoại vi, giãn mạch và hạ huyết áp. Các hoạt chất có thể kể đến như: Perindopril, Captopril, Enalapril, Lisinopril.

Dùng thảo dược thiên nhiên cải thiện tăng huyết áp

Để tránh nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ của các thuốc điều trị, nhiều người lựa chọn các loại thảo dược để cải thiện huyết áp. Các thảo dược tốt cho huyết áp có thể kể đến như: Cao lá dâu tằm, chiết xuất tỏi, cao cần tây, cao hoàng bá. Trong đó, phải kể đến đó là cao cần tây với đa công dụng. Không chỉ hạ huyết áp theo 2 chiều mà cao cần tây có tác dụng tốt trong hỗ trợ cải thiện lượng cholesterol máu. Cao cần tây hỗ trợ hạ huyết áp nhờ khả năng tác động làm giảm thể tích tuần hoàn - nguyên nhân quan trọng gây cao huyết áp. Nhờ vậy, khi sử dụng thảo dược này thường xuyên thì các triệu chứng cao huyết áp cũng dần được cải thiện.

can-tay-va-hoang-ba-ho-tro-cai-thien-trieu-chung-cao-huyet-ap.webp

Cần tây và hoàng bá hỗ trợ cải thiện triệu chứng cao huyết áp

Phòng ngừa bệnh cao huyết áp

Để phòng ngừa tăng huyết áp, các phương pháp thường được sử dụng là hợp lý hóa thói quen ăn uống và lối sống sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể hơn là:

  • Hạn chế ăn mặn, nhiều đường, thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
  • Từ bỏ rượu, bia, cà phê, đặc biệt là không hút thuốc lá.
  • Tăng cường thức ăn có nhiều vitamin C, E, PP như: Bưởi, giá đỗ,...
  • Tập luyện thể dục, thể thao với cường độ vừa phải mỗi ngày.
  • Tránh để những áp lực công việc và stress ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn được thanh thản, vui vẻ, lạc quan.

Triệu chứng cao huyết áp thường không xuất hiện rầm rộ, rõ ràng mà diễn biến thầm lặng. Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nặng thì các triệu chứng này sẽ biểu hiện rõ ràng hơn. Để phòng ngừa những biến chứng và cải thiện triệu chứng bệnh, bạn nên tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ và kết hợp sử dụng thảo dược hỗ trợ. Nếu còn băn khoăn về bất cứ thông tin nào, bạn vui lòng để lại bình luận dưới đây để được hỗ trợ nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/hypertension-symptoms-high-blood-pressure

https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension

https://www.bhf.org.uk/informationsupport/risk-factors/high-blood-pressure/symptoms-and-treatment