Tăng huyết áp là bệnh lý thường khó phát hiện vì những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu và dễ nhầm với các bệnh lý khác. Điển hình là dấu hiệu chảy máu mũi, đây có thể là một trong những triệu chứng của bệnh mà rất ít người biết.

Tăng huyết áp là bệnh lý như thế nào?

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến hiện nay, trong đó máu chảy qua các động mạch với một áp lực rất cao, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nhất định. Huyết áp của một người được tính bằng lượng máu được bơm ra khỏi tim và áp suất máu tạo ra trên các động mạch. Lượng máu bơm càng cao và các động mạch càng hẹp thì huyết áp càng cao. Một người có thể bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh biến chứng gây ra một số tổn thương cho động mạch và tim. Nếu tăng huyết áp mà không được điều trị và không kiểm soát được, nó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như đau tim hoặc đột quỵ.

istockphoto-868000868-612x612.jpg

Tăng huyết áp là bệnh lý như thế nào?

Tại sao tăng huyết áp lại gây ra chảy máu mũi?

Một trong những nguyên nhân của chảy máu mũi là máu không có khả năng đông lại. Tình trạng máu không đông được chủ yếu gặp ở những người mà máu đang bị loãng, như trong trường hợp sử dụng coumadin hoặc aspirin trên những người bị hẹp động mạch dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các bộ phận của cơ thể. Một số bệnh về gan cũng ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tăng huyết áp không được kiểm soát cũng có thể gây chảy máu cam.

Người ta thấy rằng khi huyết áp rất cao và không được kiểm soát thì xuất hiện nhiều triệu chứng trong đó có chảy máu cam, mặc dù sự xuất hiện này khá hiếm và có thể có nhiều nguyên nhân khác gây chảy máu cam ngoài tăng huyết áp. Người ta thấy rằng huyết áp tăng cao không kiểm soát được gây tổn thương cho các động mạch mà sau đó có thể trở nên bị hẹp, dẫn tới máu không thể chảy tự do qua các động mạch một cách dễ dàng. Một khi người bị tăng huyết áp có vấn đề động mạch bị hẹp, chuyên gia sẽ chỉ định cho sử dụng các thuốc chống đông máu để máu có thể chảy tự do qua động mạch bị hẹp. Việc sử dụng thuốc chống đông máu làm cho máu không đông được là một trong những lý do chính của chảy máu mũi ở người bị tăng huyết áp.

Kiểm soát hiệu quả ngay huyết áp tại nhà bằng sản phẩm thảo dược

Như vậy, tăng huyết áp có thể gây ra chảy máu mũi, nhưng đây mới chỉ là biến chứng nhẹ của bệnh, nếu không kiểm soát được huyết áp thì biến chứng nguy hiểm hơn còn có thể là đau tim và đột quỵ, rất nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc cấp thiết là phải giữ cho huyết áp luôn ở mức ổn định bằng cách tuân thủ chỉ định thuốc, thực hiện một lối sống lành mạnh và nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược.