Bệnh tăng huyết áp ở người trẻ là dạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay với tỉ lệ người mắc khoảng 5% – 12%. Tình trạng huyết áp tăng cao sẽ gây rất nhiều tác động xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả công việc.

Vì sao bệnh tăng huyết áp ở người trẻ ngày càng nguy hiểm?

Người mắc bệnh ở độ tuổi dưới 35 tuổi (trước đây người ta quan niệm dưới 40 tuổi) thì gọi là tăng huyết áp ở người trẻ. Căn bệnh này thường rất nguy hiểm vì chúng gây ra nhiều biến chứng, làm tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể như: tim (suy tim, phì đại cơ tim, thiếu máu cơ tim,…), tổn thương thận (làm tiểu đạm, suy thận), tổn thương não (xuất hiện não, tai biến mạch máu não…), bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong.

Nguy hiểm nữa đó là, tăng huyết áp không có triệu chứng nào, khiến cho người bệnh không biết mình đang bị bệnh. Sau một thời gian, bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến những biến chứng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, hoặc có thể tử vong đột ngột.

Chính vì vậy, việc chăm sóc và điều trị tăng huyết áp ở người trẻ là vô cùng quan trọng để giúp bạn có sức khỏe tốt và tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp ở người trẻ

Thực tế cho thấy, 95% người trẻ tăng huyết áp không tìm ra được nguyên nhân. 5% còn lại do các bệnh khác gây ra như: bệnh lý mạch máu ở thận, bệnh lý nhu mô thận (viêm vi cầu thận mạn, suy thận mạn tính…), hay bệnh lý ở cơ quan nội tiết (u sưng thượng thận, u vỏ tuyến thượng thận…) và nhiều bệnh lý khác.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp ở người trẻ tuổi là làm việc căng thẳng. Các yếu tố góp phần gây bệnh tăng huyết áp ở người trẻ là hút thuốc lá, béo phì, stress vì làm việc căng thẳng, ăn quá mặn.

Chăm sóc và điều trị tăng huyết áp ở người trẻ như thế nào?

Muốn điều trị tăng huyết áp ở người trẻ hiệu quả thì quan trọng nhất là phải phát hiện bệnh sớm. Khi phát hiện ra những dấu hiệu như: Nhức đầu, hoa mắt, tiểu đêm, đột nhiên cảm thấy tê yếu tay chân, bị khó nói tạm thời… thì cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám và đo huyết áp. Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chữa trị được tận gốc.

Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp ở người trẻ tuổi, cần thực hiện giảm cân theo chế độ ăn kiêng khoa học: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ nếu bị béo phì. Ngoài ra, nên giảm bớt khẩu phần, lượng chất trong mỗi bữa ăn chứ không nên giảm bớt số bữa ăn hàng ngày. Không nên ăn quà bánh vặt, nên ăn nhạt. Chỉ nên ăn không quá 2 – 4g muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối có trong thức ăn và nước chấm. Nên ăn thức ăn có chứa nhiều các chất để hoạt động của hệ tim mạch được ổn định như sau:

- Kali (có nhiều trong chuối, nước dừa, đậu trắng…).

- Can-xi (có nhiều trong sữa, tôm, cua…).

- Ma-giê (có nhiều trong thịt).

Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà… Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị đái tháo đường…, hạn chế ăn mỡ động vật. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ.

Hạn chế uống rượu, ngưng hút thuốc lá. Bên cạnh đó, nên rèn luyện thân thể, thường xuyên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30 – 45 phút. Nên áp dụng các loại hình như: Dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ và tuyệt đối không được gắng sức khi cảm thấy tim đập nhanh. Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, tránh trạng thái xúc động, lo âu.

Khi điều trị dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ lời dặn của chuyên gia, không nên tự ý ngừng thuốc.

Trị tăng huyết áp bằng sản phẩm thiên nhiên từ cây cần tây

Tìm hiểu rõ nguyên nhân, biến chứng, sẽ giúp mọi người có một giải pháp toàn diện để làm hạn chế tình trạng tăng huyết áp mà không gây tác dụng phụ. Sản phẩm này chứa thành phần chính chiết xuất từ cần tây, kết hợp với một số dược liệu khác như magiê citrate, kali clorua, nattokinase...