Tăng huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp ≥140/90 mmHg, đây là tình trạng rất phổ biến ở bệnh đái tháo đường, ảnh hưởng đến 20–60% bệnh nhân. Cũng theo một số liệu thống kê tại Anh, người bị tăng huyết áp thường có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn 70% so với những người huyết áp bình thường. Như vậy, có thể thấy rằng bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vậy điều trị tăng huyết áp ở những người mắc bệnh đái tháo đường cần phải lưu ý những gì? Hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường có mối liên hệ khăng khít với nhau

Các chuyên gia đã khẳng định rằng bệnh tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường có mối liên quan khăng khít với nhau, đặc biệt là những người bị đái tháo đường tuýp 2. Khi mức đường huyết tăng cao sẽ làm giảm dưỡng chất nitric oxide trong hệ động mạch và về lâu về dài sẽ gây xơ vữa thành động mạch, dẫn tới bệnh tăng huyết áp. Trong bệnh đái tháo đường tuýp 1, bệnh tăng huyết áp sẽ cản trở luồng máu lưu thông đến thận gây tăng huyết áp, làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc lợi tiểu thường kèm theo tác dụng phụ là làm lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao.

Điều trị tăng huyết áp ở người đái tháo đường cần lưu ý gì?

Phương pháp điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường có nhiều nét tương đồng, bởi vậy người bị tăng huyết áp lẫn đái tháo đường cần nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia thì sẽ dễ dàng kiểm soát được dễ dàng 2 căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là một số lưu ý người khi điều trị bệnh tăng huyết áp ở người đái tháo đường cần lưu ý:

- Bệnh nhân đái tháo đường nên được điều trị huyết áp tâm trương <80 mmHg, huyết áp tâm thu <130 mmHg.

- Bệnh nhân có huyết áp tâm thu 130–139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80–89 mmHg nên được điều trị lối sống/ hành vi hoặc sử dụng thảo dược trước, nếu sau khoảng 3 tháng vẫn không đưa được về huyết áp mục tiêu thì mới nên sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp hóa dược.

- Bệnh nhân tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg) nên được điều trị bằng thuốc cùng với các sản phẩm thảo dược, kết hợp với thay đổi lối sống và áp dụng liệu pháp hành vi.

- Điều trị bằng thuốc ban đầu có thể là với bất kỳ loại thuốc nào hiện đang được chỉ định để điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, một số loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển (ACE), β-blockers, và thuốc lợi tiểu đã được chứng minh là có lợi đặc biệt trong điều trị tăng huyết áp không biến chứng và do đó được ưu tiên sử dụng điều trị ban đầu. Có thể phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác để nâng cao hiệu quả điều trị.

- Nếu sử dụng thuốc ức chế ACE, thì cần phải theo dõi chức năng thận và nồng độ kali huyết thanh.

- Ở bệnh nhân đái tháo đường loại 1, có hoặc không có tăng huyết áp, với bất kỳ mức độ nào của albumin niệu, các thuốc ức chế ACE đã được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận.

- Ở những bệnh nhân trên 55 tuổi, bị tăng huyết áp hoặc không nhưng có yếu tố nguy cơ tim mạch khác (tiền sử bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu, microalbumin niệu, hút thuốc), nên dùng thuốc ức chế ACE (nếu không chống chỉ định) để giảm nguy cơ biến cố tim mạch.

- Luyện tập thể dục thể thao phù hợp với thể lực hàng ngày.

Thường xuyên vận động thân thể và rèn luyện thể lực có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tăng huyết áp và tiểu đường. Luyện tập thể thao có thể giảm được lượng đường huyết, đưa huyết áp về giới hạn cho phép. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập có cường độ trung bình như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội… trong 30 – 40 phút, tập đều đặn 4 – 5 lần mỗi tuần.

- Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh.

+ Nên ăn nhiều rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày, nên chọn các sản phẩm nguyên hạt.

+ Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo.

+ Hạn chế sử dụng muối và đường trong chế độ ăn.

Tăng huyết áp cũng phải “chào thua” nếu bạn biết đến loại thảo dược này

Tăng huyết áp và đái tháo đường đều là những bệnh lý mạn tính có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta bất cứ lúc nào. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh này có thể có gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tăng huyết áp và đái tháo đường đều là các bệnh lý mạn tính, việc điều trị cần duy trì trong thời gian dài thậm chí suốt cả cuộc đời. Bởi vậy, việc tìm ra một sản phẩm có thể dùng lâu dài để kiểm soát huyết áp và không có tác dụng phụ, đặc biệt là ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường đang là thách thức lớn đối với nền y học. Mới đây, các nhà khoa học Việt Nam đã đúc kết từ kinh nghiệm quý báu của nền y học cổ truyền và cho ra đời một sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả và đặc biệt không có tác dụng phụ hay tương tác với bất cứ loại thuốc nào.

-         Cao cần tây, có tác dụng hạ áp thông qua tác dụng làm chậm nhịp tim và giãn mạch, ngoài ra, nó còn giúp điều hòa huyết, bổ thần kinh, điều khí, hạ áp, lợi tiểu.

-         Cao tỏi không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn giúp tăng sức đề kháng, giảm cholesterol và lipid máu giúp việc lưu thông máu dễ hơn.

-         Cao dâu tằm, magiê citrate và nattokinase giúp giãn mạch máu.

-         Berberin còn có tác dụng trên hệ giao cảm, giúp hạ áp.

-         Ngoài ra, các thành phần của sản phẩm còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cải thiện các biểu hiện của tăng huyết áp và giúp phòng ngừa tăng huyết áp ở người mắc bệnh tiểu đường.