Huyết áp cao có nguy hiểm không đang là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Cao huyết áp nếu không được can thiệp và kiểm soát kịp thời rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí bệnh có thể đe dọa đến tính mạng người mắc phải.

Mức độ nguy hiểm khi huyết áp tăng cao

Huyết áp cao nếu không được chữa trị và kiểm soát kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Theo WHO - Tổ chức Y tế Thế giới, cao huyết áp được định nghĩa khi chỉ số huyết áp tâm thu của một người từ 140 mmHg trở lên và/ hoặc chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

Tổn thương não bộ

Cơ quan này đóng vai trò lớn trong việc điều khiển các hoạt động của cơ thể. Nếu muốn não bộ hoạt động bình thường thì quá trình tưới máu giàu oxy đến cơ quan này cũng phải diễn ra bình thường. Tuy nhiên, ở người bị huyết áp cao, áp lực máu tăng khiến tốc độ tưới máu lên não kém đi và gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan này. Biến chứng thường thấy đó là những cơn thiếu máu não thoáng qua, đau đầu, suy giảm trí nhớ, thậm chí là đột quỵ não.

Tổn thương mắt

Huyết áp tăng cao, khả năng lưu thông của máu đến các mạch máu quanh mắt cũng kém. Lâu dần, các biến chứng tại mắt xuất hiện bao gồm: Mắt nhìn mờ, suy giảm thị lực, xuất huyết đáy mắt, thậm chí là mù lòa.

Tổn thương thận

Khi tăng huyết áp, tốc độ dòng máu đến thận cũng giảm đi. Điều này, gây kích thích hệ renin - angiotensin khiến huyết áp lại càng tăng cao hơn. Từ đó, áp lực cầu thận cũng tăng cao và gây ra biến chứng nguy hiểm, trong đó có suy thận.

Tổn thương tim

Tim phải có bóp mạnh hơn để thắng được áp lực mạch máu và đưa máu đi tới các cơ quan trong cơ thể. Lâu dần, cơ tim dày hơn, nhịp tim bị rối loạn và các biến chứng khác có thể xảy ra như: Suy tim, nhồi máu cơ tim.

Tổn thương động mạch

Sự lưu thông máu trong lòng mạch kém đi do huyết áp tăng cao khiến các chất béo có cơ hội tích tụ tại các thành động mạch. Lúc này, các mảng xơ vữa sẽ hình thành và cản trở máu lưu thông làm cho huyết áp cao hơn nữa. Lâu dần, động mạch có thể bị phình ra, tắc nghẽn trong lòng mạch, thậm chí là vỡ mạch.

tac-nghen-mach-mau-do-huyet-ap-tang-cao-lau-ngay.webp

Tắc nghẽn mạch máu do huyết áp tăng cao lâu ngày

Nguyên nhân gây ra huyết áp cao

Bệnh huyết áp cao được phân ra làm 2 loại là tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát.

Đối với tăng huyết áp thứ phát thì nguyên nhân bệnh được xác định rõ ràng. Những nguyên nhân này bao gồm các bệnh lý mắc kèm như: Sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận, đái tháo đường, u tủy thượng thận, cushing, cường giáp, các thuốc tránh thai,...

Ở tăng huyết áp nguyên phát thì rất khó có thể xác định được nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh. Những yếu tố tác động có thể gây huyết áp cao được kể đến bao gồm:

  • Độ tuổi: Người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn. Cụ thể, căn bệnh này thường xảy ra ở người có độ tuổi từ 35 trở lên.
  • Yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu, nếu gia đình có người bị huyết áp cao thì bạn có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn những người bình thường.
  • Lười vận động: Hoạt động thể lực tác động khiến mạch máu lưu thông tốt hơn, cải thiện nhịp tim, từ đó giúp kiểm soát huyết áp.
  • Giới tính: Theo thống kê, tỷ lệ nam giới mắc bệnh huyết áp cao lớn hơn nữ giới. Tuy nhiên, ở phụ nữ sau mãn kinh thì nguy cơ gặp phải chứng bệnh này cũng cao hơn.
  • Một số yếu tố khác: Căng thẳng, stress kéo dài, béo phì, ăn mặn, chế độ ăn không lành mạnh,...

stress-thuong-xuyen-gop-phan-lam-huyet-ap-ngay-cang-tang-cao.webp

Stress thường xuyên góp phần làm huyết áp ngày càng tăng cao

Cách khắc phục huyết áp cao hiệu quả

Theo các chuyên gia tim mạch, việc khắc phục huyết áp cao bao gồm: Thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, sử dụng các thuốc điều trị và dùng thảo dược hỗ trợ. Cụ thể:

  • Chế độ dinh dưỡng

Theo lời khuyên của các chuyên gia, một chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh huyết áp cao phải giàu chất xơ, các loại vitamin từ hoa quả, rau xanh, hạn chế đồ ăn dầu mỡ và nhiều muối. Theo đó, người bệnh có thể tham khảo chế độ ăn DASH dành cho người bị tăng huyết áp.

  • Thói quen sinh hoạt khoa học

Những gợi ý cho việc thay đổi lối sống của bạn đó là tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Theo đó, nếu người bệnh áp dụng những biện pháp này thì huyết áp sẽ ổn định một cách đáng kể. Bên cạnh đó việc kiểm soát huyết áp bằng các máy đo tại nhà và đi tái khám thường xuyên giúp nắm bắt tình trạng bệnh, ngăn ngừa biến chứng bệnh tốt hơn.

  • Dùng các thuốc chữa huyết áp cao

Khi các biện pháp thay đổi về thói quen sinh hoạt, lối sống như trên không có hiệu quả thì người bệnh phải dùng các thuốc để ổn định huyết áp. Một số loại thuốc thường được dùng như: Captopril, furosemid, enalapril, atenolol, metoprolol, bisoprolol,... Tùy theo tình trạng mà người bệnh sẽ được chỉ định dùng đơn độc và phối hợp các thuốc điều trị.

  • Ổn định huyết áp bằng cách dùng thêm thảo dược

Sử dụng các thảo dược cũng góp phần kiểm soát huyết áp rất tốt. Trên thực tế, rất nhiều người bệnh đã lựa chọn cần tây để ổn định huyết áp của mình. Cần tây là loại rau phổ biến, thường được dùng trong chế biến các món ăn hàng ngày. Theo kết quả của cuộc nghiên cứu vào năm 2013 tại Iran, cao cần tây có khả năng hạ chỉ số huyết áp từ 23 -38 mmHg. Tác dụng này kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng thảo dược này một thời gian. Bên cạnh đó, cao cần tây còn có khả năng hỗ trợ làm giảm mỡ máu rất tốt. Đặc biệt, thảo dược này không gây độc mặc dù sử dụng với liều rất cao, lên đến 5000 mg/kg cân nặng.

Theo khảo sát được thực hiện bởi Tạp chí Kinh tế Việt Nam, 92,8% người bệnh sử dụng sản phẩm chiết xuất từ cao cần tây được sử dụng với mục đích kiểm soát huyết áp cảm thấy rất hài lòng.

su-dung-can-tay-la-lua-chon-thong-minh-giup-on-dinh-huyet-ap.webp

Sử dụng cần tây là lựa chọn thông minh giúp ổn định huyết áp

>>> Xem thêm: Điều trị cao huyết áp và những lời khuyên hữu ích

Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc: Bệnh huyết áp cao có nguy hiểm không? Để tránh những biến chứng nguy hại cho sức khỏe, người bệnh nên thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn, lối sống cũng như việc dùng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên như cần tây để góp phần ổn định huyết áp của mình. Bạn có thể để lại bình luận hoặc số điện thoại dưới bài viết để được chúng tôi giải đáp thêm những băn khoăn về bệnh nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-pressure-hypertension/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20045868

https://www.fda.gov/drugs/special-features/high-blood-pressure-understanding-silent-killer

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23735001/