Thuốc lợi tiểu Furosemid là loại thuốc được dùng khá phổ hiện nay để điều trị cao huyết áp, phù nề,... Vậy Furosemid là thuốc gì? Sử dụng thuốc lợi tiểu Furosemid trị cao huyết áp, phù nề,... như thế nào cho an toàn, hiệu quả. Bài viết dưới đây xin được giới thiệu chi tiết về loại thuốc lợi tiểu này.
Thành phần hoạt chất: Furosemide.
Thuốc có thành phần tương tự (Biệt dược): Fusix, Furocemid 20mg/2ml, D UIrefar 40mg, BFS-Furosemide, Furosemid 40mg, Suopinchon Injection, Furosemide injection BP 20mg, Furosemidum Polpharma, Vinzix, Fudrovide 40, Becosemid, Forumid, Urostad 40, Furosan, Furosemide Stada 40 mg, Diurefar.
Thuốc lợi tiểu Furosemid là gì?
Thuốc lợi tiểu Furosemid thuộc nhóm các thuốc lợi tiểu quai. Đây là loại thuốc có hoạt tính mạnh nhất trong tất cả các thuốc lợi tiểu đang được lưu hành hiện nay.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, thường gặp Furosemid dưới 3 dạng bào chế là viên nén, dung dịch uống và thuốc tiêm với hàm lượng các hàm lượng cụ thể như sau:
- Viên nén 20mg, 40mg, 80mg.
- Dung dịch uống 40mg/5ml, 10mg/ml.
- Thuốc tiêm 10mg/ml, 20mg/2ml.
Trong các đơn thuốc điều trị tại nhà (ngoại trú), người ta thường sử dụng Furosemid dạng viên nén hay dung dịch uống.
Thuốc lợi tiểu Furosemid là thuốc lợi tiểu quai, giữ kali
Tác dụng của thuốc lợi tiểu Furosemid
Thuốc lợi tiểu Furosemid gây ức chế hệ đồng vận chuyển các ion Na+,K+/2Cl- tại nhánh lên quai Henle làm tăng thải trừ chất điện giải kèm theo bài xuất nước tiểu nhiều hơn.
Thuốc lợi tiểu furosemid cũng có tác dụng tăng sản xuất prostaglandin, làm giãn mạch và cung cấp máu cho thận nhiều hơn. Thuốc lợi tiểu Furosemid còn làm giảm lưu lượng máu qua thận, khiến lượng nước được tái hấp thu vào máu ít hơn. Từ đó làm giảm thể tích máu, giãn mạch, hạ huyết áp và cải thiện tình trạng phù nề.
Ngoài ra, thuốc lợi tiểu furosemid còn làm tăng lưu lượng máu qua thận, tăng độ lọc cầu thận và giãn mạch thận, đồng thời phân phối lại máu có lợi cho các vùng sâu ở vỏ thận, kháng ADH tại ống lượn xa.
Ở người bệnh phù phổi, furosemid làm giãn tĩnh mạch, giảm ứ máu tại phổi và giảm áp suất thất trái, dẫn đến giảm phù. Thuốc cũng được sử dụng cho tình trạng tăng calci huyết nhờ cơ chế tăng đào thải Ca2+ và Mag2+ trong máu.
Furosemid có tác dụng lợi tiểu rất mạnh, hạ huyết áp
Cách dùng và liều dùng thuốc lợi tiểu Furosemid
Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cách sử dụng, liều dùng phù hợp.
Cách dùng Furosemid
Tùy vào từng dạng bào chế mà thuốc sẽ có cách dùng khác nhau. Dưới đây là cách sử dụng cho từng dạng Furosemid cụ thể:
- Dạng tiêm: Thường dùng cho các trường hợp nặng, điều trị nội trú hoặc người bệnh không uống được. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Dạng viên nén và dung dịch uống: Sử dụng theo đường uống. Dạng dung dịch uống có thể sử dụng cho trẻ em, người mắc chứng khó nuốt, dễ bị nghẹn. Tốt nhất nên uống thuốc xa bữa ăn để hấp thu thuốc được đảm bảo hơn.
Nhìn chung, Furosemid đường uống sẽ được ưu tiên hơn so với đường tiêm. Trong trường hợp, người bệnh không thể hấp thu bằng đường uống mới được chỉ định dùng đường tiêm.
Liều dùng Furosemid
Liều dùng Furosemid sẽ được bác sĩ điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều khuyến cáo của chuyên gia y tế và không tự ý điều chỉnh liều dùng. Mức liều cho trẻ em và người lớn được đưa ra dưới đây chủ yếu mang tính chất tham khảo cho các trường hợp thông thường nhất:
Điều trị tăng huyết áp
- Liều dùng cho người lớn: Sử dụng đường uống trong trường hợp tăng huyết áp đơn thuần hoặc phối hợp với thuốc hạ huyết áp khác. Liều dùng: 80mg/ngày và chia thành 2 lần. Liều tối đa là 480mg/ngày.
- Liều dùng cho trẻ em: Đối với trẻ, dùng liều khởi đầu từ 0,5 - 2mg/kg theo đường uống. Nếu đáp ứng lợi tiểu chưa đạt yêu cầu sau 2 giờ, có thể tăng thêm 1mg/kg cho đến khi đạt được tác dụng lợi tiểu. Lưu ý chỉ sử dụng liều tối đa là 6mg/kg
Điều trị phù
- Liều dùng cho người lớn: Sử dụng liều 20-80 mg, một lần vào buổi sáng. Nếu cơ thể không đáp ứng, có thể tăng liều thêm 20 đến 40 mg mỗi lần và cách nhau 6 đến 8 giờ, cho tới khi đạt được tác dụng như mong muốn. Sau đó, liều hiệu quả có thể uống 1 đến 2 lần mỗi ngày hoặc 2 đến 4 ngày liền mỗi tuần. Liều tối đa là 600mg/ngày.
- Liều dùng cho trẻ: Liều khởi đầu là uống 2mg/kg mỗi lần. Nếu không đạt tác dụng điều trị, có thể tăng thêm 1-2mg/kg và cách nhau 6 đến 8 giờ. Liều tối đa 6mg/kg.
Điều trị suy thận
Liều khởi đầu: Uống từ 20 đến 80mg mỗi lần. Nếu không đáp ứng, có thể lặp lại liều hoặc tăng thêm 20 đến 40 mg và cách nhau 6 đến 8 giờ.
Liều tối đa: Dùng 600mg/ngày ở những người bệnh có tình trạng phù nề nghiêm trọng do suy thận.
Liều dùng Furosemid cho người lớn bị cao huyết áp là 80mg/ngày
>>> Xem thêm: 6 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp thường dùng hiện nay là gì?
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Furosemid
Khi sử dụng thuốc lợi tiểu Furosemid có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:
- Hạ natri máu, giảm clo huyết, hạ kali máu, tăng cholesterol máu, tăng acid uric máu, tụ máu, lượng nước tiểu tăng, bệnh gout, chóng mặt và ngất.
- Các tác dụng phụ không thường xuyên xảy ra bao gồm: Phát ban, nhiễm kiềm chuyển hóa, khát nước, khô miệng, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, điếc, rối loạn thị giác,...
Không phải người bệnh nào cũng gặp các tác dụng phụ kể trên khi sử dụng thuốc lợi tiểu Furosemid. Tuy nhiên, cũng không được quá chủ quan khi sử dụng loại thuốc này. Điều quan trọng là dùng thuốc đúng, luôn tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, cần bình tĩnh và báo ngay cho bác sĩ biết để được kịp thời xử lý.
Khi sử dụng Furosemid có thể gây hạ kali huyết làm loạn nhịp thất, ngừng tim
Không sử dụng Furosemid trong trường hợp nào?
Thuốc lợi tiểu Furosemid không sử dụng cho những người bệnh gặp phải một trong số các tình trạng sau:
- Dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với Furosemid hay các dẫn chất sulfonamid khác, ví dụ như các sulfamid điều trị tiểu đường (Glibenclamid).
- Rối loạn cân bằng nước, điện giải nặng như: Giảm thể tích máu, mất nước, hạ natri, kali máu nghiêm trọng.
- Vô niệu, suy thận vô niệu hoặc suy thận do tác nhân gây độc thận hoặc gan.
- Hôn mê, tiền hôn mê gan, kèm xơ gan và bệnh não gan.
Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc lợi tiểu Furosemid?
Khi sử dụng thuốc lợi tiểu Furosemid người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Thận trọng khi sử dụng Furosemid với các thuốc khác
Furosemid có thể tương tác với rất nhiều loại thuốc khác nhau trong quá trình sử dụng. Các tương tác thuốc có thể dẫn đến các tác dụng hiệp đồng có lợi. Nhưng một số khác thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu hoặc làm tăng độc tính, tác dụng phụ.
- Các tương tác có lợi: Các thuốc lợi tiểu khác làm tăng tác dụng lợi tiểu của Furosemid. Thuốc lợi tiểu giữ K+ dùng cùng giúp cân bằng lượng K+ trong cơ thể giảm tác dụng phụ.
- Một số tương tác bất lợi: Kháng sinh họ Cephalosporin làm tăng độc tính trên thận của Furosemid. Kháng sinh nhóm Aminosid thì làm tăng độc tính trên tai. Corticoid làm tăng nguy cơ giảm kali máu,...
- Furosemid là một thuốc lợi tiểu rất mạnh, gây giảm nhanh thể tích tuần hoàn và có thể gây ra thiếu máu cục bộ ở não. Vì vậy, không dùng loại thuốc này để điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi.
Vì vậy, bạn cần thông báo cho bác sĩ biết được tất cả các loại thuốc bạn đã và đang sử dụng để có chỉ định phù hợp.
Sử dụng sản phẩm có chứa cần tây nâng cao hiệu quả cải thiện cao huyết áp
Tăng huyết áp là căn bệnh mạn tính, cần có thời gian điều trị lâu dài. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả cải thiện bệnh cao huyết áp, nhiều người lựa chọn kết hợp với các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Nổi bật trong số đó là cần tây có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Ngoài ra, cần tây còn giúp giãn mạch, giảm nhịp tim, hạ huyết áp. Nghiên cứu được tiến hành tại Iran hoàn thành vào năm 2013 cho thấy, cần tây có thể hạ huyết áp từ 23 – 38 mmHg, không ảnh hưởng đến huyết áp bình thường và không gây tác dụng dụng phụ
Theo khảo sát của tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,8% người bệnh cao huyết áp hài lòng khi sử dụng các sản phẩm có chứa chiết xuất cần tây.
Cần tây giúp hỗ trợ điều trị cao huyết áp hiệu quả
Trên đây là những thông tin cập nhật về thuốc lợi tiểu Furosemid. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về loại thuốc lợi tiểu này. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc về bất kỳ loại thuốc hay bệnh lý nào khác, hãy để lại bình luận phía dưới nhé! Chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn vì đã theo dõi. Chúc bạn và gia đình luôn luôn có sức khỏe dồi dào.
Tài liệu tham khảo:
https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682858.html
https://www.drugs.com/furosemide.html
https://www.medicalnewstoday.com/articles/furosemide-oral-tablet