Thuốc điều trị tăng huyết áp đang là sự lựa chọn của nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó. Theo thống kê của WHO, tăng huyết áp gây ra các vấn đề tim mạch hiện đang tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong cao nhất trong số các bệnh thường gặp. Tăng huyết áp là bệnh lý mà thành động mạch phải chịu quá nhiều áp lực trong quá trình tim bơm máu. Huyết áp của người bình thường là 120/80mmHg, nếu lên đến con số 140/90mmHg tức là đã có nguy cơ mắc cao huyết áp, cần đi khám để xử lý kịp thời. Hiện nay, để điều trị tăng huyết áp, có 8 nhóm thuốc phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp bạn cần biết
Thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay có rất nhiều loại. Mỗi loại thuốc đều mang những ưu, nhược điểm riêng biệt. Chuyên gia sẽ quyết định loại thuốc nào tốt và phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn cũng có thể dùng một hay nhiều hơn các loại thuốc điều trị trong số 8 nhóm thuốc được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Amlodipin
Amlodipin là dẫn chất của dihydropyridin, có tác dụng chẹn calci qua màng tế bào. Amlodipin ngăn chặn kênh calci loại L phụ thuộc điện thế, tác động trên các mạch máu ở tim và cơ. Amlodipin có tác dụng chống tăng huyết áp bằng cách trực tiếp làm giãn cơ trơn quanh động mạch ngoại biên và ít có tác dụng hơn trên kênh calci cơ tim. Vì vậy, thuốc không làm dẫn truyền nhĩ thất ở tim kém đi và cũng không ảnh hưởng xấu đến lực co cơ. Amlodipin cũng có tác dụng tốt là giảm sức cản mạch máu thận, do đó làm tăng lưu lượng máu ở thận và cải thiện chức năng thận.
Amlodipin không có ảnh hưởng xấu đến nồng độ lipid trong huyết tương hoặc chuyển hóa glucose, do đó có thể dùng amlodipin để điều trị tăng huyết áp ở người bị đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có những thử nghiệm lâm sàng dài ngày để chứng tỏ rằng, amlodipin có tác dụng giảm tử vong. Ở nhiều nước, điều trị chuẩn để bảo vệ người bị tăng huyết áp tránh nguy cơ tai biến mạch máu não và tử vong vẫn là thuốc chẹn beta và thuốc lợi tiểu. Tuy vậy, amlodipin có thể dùng phối hợp với thuốc chẹn beta cùng với thiazid hoặc thuốc lợi tiểu quai, cùng với thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin. Amlodipin có tác dụng tốt cả khi đứng, nằm cũng như ngồi và trong khi làm việc. Vì amlodipin tác dụng chậm, nên ít có nguy cơ hạ huyết áp cấp hoặc nhịp nhanh phản xạ.
Thuốc hạ huyết áp amlodipin
Furosemid
Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henle, vì vậy được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu quai, chỉ định trong trường hợp: Phù phổi cấp; phù do tim, gan, thận và các loại phù khác; tăng huyết áp khi có tổn thương thận; tăng calci huyết.
Sprironolactone
Spironolacton là chất đối kháng mineralocorticoid, tác dụng qua việc ức chế cạnh tranh với aldosteron và các mineralocorticoid khác, tác dụng chủ yếu ở ống lượn xa, kết quả là tăng bài tiết natri và nước. Spironolacton làm giảm bài tiết các ion kali, amoni (NH4+) và H+. Cả tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp đều qua cơ chế đó. Spironolacton bắt đầu tác dụng tương đối chậm, cần phải 2 hoặc 3 ngày mới đạt tác dụng tối đa và thuốc giảm tác dụng chậm trong 2 - 3 ngày khi ngừng thuốc. Vì vậy, không dùng spironolacton khi cần gây bài niệu nhanh. Sự tăng bài tiết magnesi, kali của các thuốc lợi tiểu thiazid và lợi tiểu quai (furosemid) sẽ bị giảm khi dùng đồng thời với spironolacton. Chỉ định trong trường hợp:
- Cổ trướng do xơ gan.
- Phù gan, phù thận, phù tim khi các thuốc chữa phù khác kém tác dụng, đặc biệt nếu có nghi ngờ chứng tăng aldosteron.
- Tăng huyết áp, khi cách điều trị khác kém tác dụng hoặc không thích hợp.
- Tăng aldosteron tiên phát, khi không thể phẫu thuật.
Nifedipine
Nifedipin là thuốc chẹn kênh calci thuộc nhóm dihydropyridin, có tác dụng chống cơn đau thắt ngực, chống tăng huyết áp và điều trị bệnh Raynaud. Chỉ định trong các trường hợp:
- Dự phòng đau thắt ngực, đặc biệt khi có yếu tố co mạch như trong đau thắt ngực kiểu Prinzmetal.
- Tăng huyết áp.
- Hội chứng Raynaud.
Captopril
Captopril là chất ức chế enzyme chuyển dạng angiotensin I, được dùng trong điều trị tăng huyết áp, và suy tim. Tác dụng hạ huyết áp của thuốc liên quan đến ức chế hệ renin - angiotensin - aldosteron. Renin là enzym do thận sản xuất, khi vào máu tác dụng trên cơ chất globulin huyết tương sản xuất ra angiotensin I, là chất decapeptid có ít hoạt tính. Nhờ vai trò của enzym chuyển dạng (ACE), angiotensin I chuyển thành angiotensin II, làm co mạch nội sinh rất mạnh, đồng thời lại kích thích vỏ thượng thận tiết aldosteron, có tác dụng giữ natri và nước. Captopril ngăn chặn được sự hình thành angiotensin II.
Captopril làm giảm sức cản động mạch ngoại vi, thuốc không tác động lên cung lượng tim. Tác dụng hạ huyết áp xảy ra trong khoảng 60 - 90 phút sau khi uống liều thứ nhất. Thời gian tác dụng phụ thuộc vào liều: Sau một liều bình thường, tác dụng thường duy trì ít nhất 12 giờ. Trong điều trị tăng huyết áp, đáp ứng điều trị tối đa đạt được sau 4 tuần điều trị. Giảm phì đại thất trái đạt được sau 2 - 3 tháng dùng captopril. Tác dụng hạ huyết áp không phụ thuộc vào tư thế đứng hay nằm. Hạ huyết áp tư thế (hạ huyết áp thế đứng) thường ít gặp, nhưng có thể xảy ra, đặc biệt ở người có thể tích máu giảm.
Enalapril
Enalapril làm giảm huyết áp ở người huyết áp bình thường, người tăng huyết áp và có tác dụng tốt ở người suy tim sung huyết. Chỉ định trong trường hợp:
- Tăng huyết áp.
- Suy tim.
- Sau nhồi máu cơ tim (huyết động học đã ổn định).
- Bệnh thận do đái tháo đường.
- Suy thận.
Losartan
Losartan là chất đầu tiên của nhóm thuốc chống tăng huyết áp mới, là một chất đối kháng thụ thể (typ AT1) angiotensin II. Losartan và chất chuyển hóa chính có hoạt tính chẹn tác dụng co mạch và tiết aldosteron của angiotensin II. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác (ví dụ như thuốc lợi tiểu thiazid). Nên dùng losartan cho người không dung nạp được các chất ức chế ACE. Losartan đang được thử nghiệm trong điều trị suy tim. Ðây là lợi điểm lớn của các loại đối kháng thụ thể angiotensin, nên cũng có thể dùng điều trị suy tim giống như chỉ định của thuốc ức chế ACE.
Irbesartan
Irbesartan là chất ức chế thụ thể angiotensin II (loại AT1) mạnh. Angiotensin II là thành phần quan trọng của hệ renin- angiotensin và tham dự vào cơ chế sinh lý bệnh của cao huyết áp cũng như chuyển dịch natri. Irbesartan tác động không cần phải qua sự chuyển hóa. Irbesartan ức chế khả năng co mạch và tiết aldosterone của angiotensin II bằng cách cạnh tranh chọn lọc trên thụ thể AT1 ở cơ trơn và vỏ thượng thận. Nó không có tác động chủ vận với thụ thể AT1 và có áp lực mạnh ở thụ thể AT1 hơn 8500 lần so với thụ thể AT2 (thụ thể không liên quan đến sự ổn định hệ tim mạch).
Irbesartan không ức chế các men của hệ renin-angiotensin (như renin, men chuyển) hay ảnh hưởng đến các thụ thể hormon khác, các kênh ion có tham dự vào việc điều hòa huyết áp và hằng định natri. Irbesartan ức chế thụ thể AT1 sẽ cắt đứt vòng phản xạ của hệ renin-angiotensin làm tăng renin huyết thanh và angiotensin II. Aldosterone huyết thanh giảm sau khi dùng irbesartan, tuy nhiên, kali huyết tương không thay đổi đáng kể (tăng < 0,1 mEq/L) với liều khuyến cáo. Irbesartan không ảnh hưởng đến triglycerides, cholesterol hay glucose. Nó cũng không ảnh hưởng đến acid uric huyết thanh hay sự bài tiết acid uric trong nước tiểu.
Giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị tăng huyết áp an toàn, hiệu quả
Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, cụ thể: Gây hạ canxi, kali, magiê máu, có thể gây liệt dương (nam giới); làm tăng đường huyết, co thắt mạch ngoại vi, làm chậm nhịp tim, co thắt phế quản, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ; suy thận, phù mạch, nhức đầu, mệt mỏi, sụt cân, choáng váng, rối loạn men gan, rối loạn vị giác, đau cơ, khớp, hạ huyết áp thể đứng, buồn nôn, phù ngoại vi, đặc biệt là ho khan dai dẳng không có thuốc nào chữa được trừ khi ngừng dùng thuốc; đánh trống ngực, hồi hộp, đỏ bừng mặt, sung huyết mũi, đau ngực, tim đập nhanh, sử dụng lâu ngày có thể gây tổn hại mô liên kết, gây nên bệnh lupus; khô miệng, buồn ngủ, giữ nước,…
Hiện nay, một giải pháp được rất nhiều chuyên gia và người bị tăng huyết áp tin dùng là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính là cao cần tây. Dựa trên công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã dùng cần tây làm thành phần chính, kết hợp với các thảo dược quý khác như cao tỏi, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, nattokinase, kali clorua,...