Cao huyết áp ở tuổi thanh niên là vấn đề nguy hiểm, bởi người bệnh dễ có xu hướng ỷ vào tuổi trẻ mà xem nhẹ nó. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Vậy, tình trạng này nguy hiểm như thế nào và phải làm sao để cải thiện? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Cao huyết áp ở tuổi thanh niên là gì?

Huyết áp tối ưu ở người trưởng thành là ở mức 120/80 mmHg. Theo phân loại mới của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) năm 2017, cao huyết áp là khi có huyết áp tâm thu từ 120 - 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.

Một người gọi là bị cao huyết áp ở tuổi thanh niên khi mắc bệnh lý này trong khi tuổi đời còn trẻ, thường là dưới 35. Tình trạng này tương đối nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: Suy tim, bóc tách mạch, đột quỵ não, suy thận, xuất huyết ở mắt, suy giảm khả năng sinh dục,...

istockphoto-1152140468-612x612.jpg

Tình trạng cao huyết áp ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân gây cao huyết áp ở tuổi thanh niên

Cao huyết áp ở tuổi thanh niên đang có xu hướng ngày càng trở nên phổ biến. Theo giới chuyên gia, nguyên nhân của vấn nạn này liên quan đến những yếu tố sau:

– Do di truyền: Một số thanh niên bị cao huyết áp do di truyền từ cha mẹ. Nghiên cứu cho thấy, những người trẻ với tiền sử gia đình bị cao huyết áp thường dễ mắc chứng bệnh này hơn người khác.

– Thay đổi nội tiết tố ở tuổi vị thành niên: Đây là yếu tố có khả năng gây cao huyết áp ở người trẻ. Việc tăng các thành phần hormone giới tính khi bước vào tuổi thanh niên có thể dẫn đến cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy, hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ cũng có thể tác động đến mức huyết áp, khiến huyết áp tăng cao.

– Nguyên nhân do ít vận động thân thể: Đặc điểm cuộc sống hiện đại và tính chất công việc (đặc biệt là dân văn phòng ngồi nhiều một chỗ) khiến một bộ phận lớn thanh niên lười hoặc rất ít hoạt động thể chất. Điều này dễ dẫn đến thừa cân, mỡ máu, cao huyết áp.

– Ăn uống thiếu khoa học: Thực phẩm chế biến sẵn vốn chứa hàm lượng muối và các chất béo có hại rất cao (cholesterol xấu). Ăn quá nhiều chất, khẩu phần lớn,… sẽ dẫn đến béo phì và cao huyết áp.

– Dùng các chất kích thích: Hút thuốc lá, sử dụng ma túy, sử dụng nhiều và thường xuyên các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia,…

Cao huyết áp ở tuổi thanh niên là vấn đề khiến nhiều bệnh nhân và bác sĩ phải “đau đầu” vì những nguy cơ mà tình trạng này có thể gây ra.

Cao huyết áp ở tuổi thanh niên nguy hiểm thế nào?

Một số triệu chứng cao huyết áp ở tuổi thanh niên cần chú ý và quan tâm là: Nhức đầu vào sáng sớm, hoa mắt, hiện tượng khó nói nhất thời, tê và yếu tay chân, mặt hay đỏ phừng,… Nếu gặp phải những triệu chứng này thì chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời, tránh những hậu quả về sau. Tuy vậy, theo thống kê, phần lớn người bệnh sẽ không cảm nhận được triệu chứng bất thường của cao huyết áp. Bệnh sẽ diễn biến âm thầm trong thời gian dài cho đến khi vô tình được phát hiện hoặc xảy ra các biến chứng nguy hiểm như:

- Tai biến mạch máu não.

- Suy tim, nhồi máu cơ tim.

- Suy thận.

- Suy giảm thị lực.

- Đột tử.

cai-thien-bien-chung-tang-huyet-ap-len-tim.jpg

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp

Ngoài ra, người bị cao huyết áp ở tuổi thanh niên có thể gặp tình trạng khó kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, mất tập trung, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Cao huyết áp ở tuổi thanh niên có thể được cải cải thiện nếu người bệnh quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, tâm lý của đối tượng này thường ỷ vào sức trẻ của mình nên thờ ơ với việc chạy chữa. Chính vì thế mà tình trạng này trở nên nguy hiểm.