Tình trạng huyết áp lên xuống thất thường đang diễn ra phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo giới chuyên gia, bệnh lý này rất nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng trên các cơ quan. Hiện nay, có nhiều giải pháp được sử dụng để cải thiện và kiểm soát huyết áp an toàn, hiệu quả. Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Như thế nào là huyết áp lên xuống thất thường?

Huyết áp lên xuống thất thường là tình trạng chỉ số huyết áp đo được ở mỗi thời điểm khác nhau rất lớn. Huyết áp lúc lên cao, lúc xuống thấp, không nằm trong trạng thái ổn định. 

Theo các chuyên gia, chỉ số huyết áp của cơ thể dao động bởi nhiều yếu tố chi phối như: Chức năng thần kinh, sức co bóp của cơ tim, thể tích tuần hoàn, sự co giãn của mạch máu,… 

Tuy nhiên, tình trạng huyết áp không ổn định chỉ thực sự nguy hiểm khi sự biến thiên chỉ số huyết áp giữa các lần đo là rất lớn và diễn ra không theo một chu kỳ nào cả (ví dụ tăng vào ban đêm hoặc tăng đột ngột lúc sáng sớm).

Huyết áp lên xuống thất thường có thể chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân như: Người bệnh kém tuân thủ chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ, rối loạn thần kinh thực vật, thay đổi tư thế đột ngột, tâm lý, nhiệt độ môi trường sống thay đổi đột ngột, tuổi tác, suy thận, hẹp động mạch thận, xơ vữa động mạch,…

su-thay-doi-chi-so-huyet-ap-khong-theo-quy-luat-duoc-goi-la-huyet-ap-len-xuong-that-thuong.webp

Sự thay đổi chỉ số huyết áp không theo quy luật được gọi là huyết áp lên xuống thất thường

Cách hạn chế tình trạng huyết áp lên xuống thất thường

Cũng giống như tăng huyết áp, để hạn chế tình trạng huyết áp lên xuống thất thường, người bệnh cần phải thực hiện một số biện pháp thay đổi lối sống, dùng thuốc đều đặn và bổ sung thêm các thảo dược hạ huyết áp.

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Thay đổi thói quen trong ăn uống, sinh hoạt là việc làm được ưu tiên nhất trong điều trị bệnh lý huyết áp. Theo đó, người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ và trái cây tươi, ăn thêm những loại ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lưu ý giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Đặc biệt là hạn chế uống rượu, bia, sử dụng cà phê và từ bỏ hút thuốc lá.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý những thay đổi về lối sống như:

  • Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì.
  • Dành từ 45 - 60 phút mỗi ngày để tập luyện thể thao. Lưu ý, cần lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng cơ thể.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng và kiểm tra, ghi lại chỉ số huyết áp mỗi ngày bằng máy đo tại nhà.

Sử dụng các thuốc điều trị

Trong trường hợp các biện pháp thay đổi lối sống không có tác dụng thì người bệnh sẽ phải dùng các thuốc điều trị. Theo đó, người bị huyết áp lên xuống thất thường cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, không được tự ý ngừng hay thay đổi loại thuốc, liều dùng và hàm lượng. 

Một số nhóm thuốc có thể được kê đơn cho người huyết áp không ổn định đó là: Thuốc ức chế men chuyển (perindopril, captopril, enalapril,...), ức chế kênh canxi (amlodipin, nifedipin, nicardipin), lợi tiểu (furosemid, spironolactone, hydrochlorothiazide), ức chế thụ thể angiotensin II (losartan, valsartan, telmisartan),...

Dùng thảo dược giúp ổn định huyết áp

Có rất nhiều loại thảo dược đóng vai trò hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả phải kể đến như: Cần tây, hoàng bá, lá dâu tằm, hoa hòe, tỏi, cúc hoa,... Trong đó, phải kể đến là tác dụng ổn định huyết áp từ cần tây. Theo kết quả của một nghiên cứu diễn ra vào Iran năm 2013, cao cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp rất tốt và không gây độc mặc dù sử dụng với nồng độ rất cao, lên đến 5000 mg/kg cân nặng. Cũng tại Iran vào năm 2019, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, thảo dược này vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa giúp làm giảm cholesterol máu. Đặc biệt, một cuộc khảo sát được thực hiện trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam còn cho thấy, có 92,8% người bệnh cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa cao cần tây để ổn định huyết áp.

su-dung-can-tay-moi-ngay-cho-hieu-qua-cai-thien-huyet-ap-khong-on-dinh-rat-tot.webp

Sử dụng cần tây mỗi ngày cho hiệu quả cải thiện huyết áp không ổn định rất tốt

>>> Xem thêm: Điều trị cao huyết áp và những lời khuyên hữu ích

Huyết áp lên xuống thất thường có nguy hiểm không?

Tình trạng huyết áp lên xuống thất thường là những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan và cần được chăm sóc y tế. Huyết áp không ổn định là nguyên nhân chính gây ra những biến chứng nguy hiểm trên tim, não, mạch máu,… Cụ thể là:

  • Tăng huyết áp ảnh hưởng lớn đến hoạt động của trái tim, làm rối loạn nhịp tim, hồi hộp, tức ngực, khó thở. Tăng huyết áp lâu dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là nhồi máu cơ tim - mối đe dọa rất lớn đến tính mạng của người bệnh.
  • Bên cạnh đó, tăng huyết áp còn có thể gây ra các biến chứng khác như: Rối loạn tiền đình, xuất huyết đáy mắt, phì đại tâm thất, suy thận mạn, phình động mạch, suy giảm trí nhớ,…
  • Huyết áp khi hạ quá thấp kéo dài dễ làm hệ thống thần kinh bị suy yếu, cơ thể không tự thích ứng để điều chỉnh, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và oxy tới các cơ quan cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

tang-huyet-ap-co-the-gay-ra-bien-chung-phinh-dong-mach.webp

Tăng huyết áp có thể gây ra biến chứng phình động mạch

Huyết áp lên xuống thất thường gây ra nhiều bất lợi, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, bạn hãy tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và sử dụng thêm các thảo dược hạ áp nhé! Nếu còn băn khoăn về bệnh lý liên quan đến huyết áp, bạn đọc vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/fluctuating-blood-pressure

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321523

https://health.clevelandclinic.org/does-your-blood-pressure-fluctuate-widely-heres-why-you-need-to-pay-close-attention/