Khoảng 46% người lớn ở Mỹ bị tăng huyết áp. Nhưng thật không may, nhiều người không biết họ đang mắc phải căn bệnh này. Bệnh tăng huyết áp được ví là “kẻ giết người thầm lặng” nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy bỏ túi ngay 6 cách đơn giản giúp “triệt tiêu” tăng huyết áp dưới đây nhé!

Tăng huyết áp là bệnh lý tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe, nó có thể gây ra các cơn đau tim, suy thận và đột quỵ. Theo các hướng dẫn mới đây, nếu huyết áp của bạn trên 130/80 mm Hg (milimét thủy ngân), được coi là cao và bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ để tránh những biến chứng lâu dài.

6 cách “triệt tiêu” tăng huyết áp DỄ NHƯ ĂN KẸO

1. Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mọi người nên kiểm tra huyết áp ít nhất mỗi năm một lần cùng với các cuộc kiểm tra quan trọng khác về trầm cảm và một số bệnh ung thư.

Tần suất kiểm tra huyết áp phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Ví dụ, một cuộc kiểm tra hàng năm có thể tốt cho một người trẻ, khỏe mạnh với trọng lượng cơ thể lý tưởng, nhưng một người lớn tuổi có thể cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn. Tăng huyết áp phổ biến ở mọi lứa tuổi. Các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh này bao gồm: Thừa cân, ăn mặn, lười vận động, hút thuốc. 

Ngoài ra, người bị các bệnh mạn tính khác như bệnh tim, tiểu đường hoặc bệnh thận cũng nên kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn. Những người có nguy cơ bị tăng huyết áp hoặc đã bị bệnh thì nên nói chuyện với nhân viên y tế về chế độ ăn uống, thay đổi lối sống. Đồng thời người bị bệnh tăng huyết áp cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo liều dùng thuốc là hợp lý. 

2. Đo huyết áp vào các thời điểm khác nhau để chẩn đoán chính xác bệnh

Huyết áp dao động suốt cả ngày và phụ thuộc vào trạng thái hoạt động và tinh thần của cơ thể. Ví dụ, huyết áp của bạn có thể tăng cao hơn khi bạn lo lắng, sợ hãi, khi vừa vận động mạnh, leo cầu thang, chơi thể thao. Một cách đo huyết áp để xác định đúng nhất là tiến hành đo với một máy điện tử sau năm phút yên tĩnh trong phòng kín. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể tự đo huyết áp của mình nhiều lần trong ngày vào các thời điểm khác nhau bằng các dụng cụ chuẩn bị sẵn tại nhà. Việc này sẽ thuận tiện hơn trong việc theo dõi huyết áp của người bệnh. 

Huyết áp đo được ở nhà thường chính xác hơn đo ở phòng khám vì có thể bị yếu tố tâm lý tác động. Người bệnh nên theo dõi huyết áp của mình liên tục trong vòng 5 đến 7 ngày nếu nghi ngờ mình bị tăng huyết áp. 

3. Thực hiện thay đổi lối sống

Đôi khi chỉ những thay đổi nhỏ trong lối sống cũng có thể làm giảm huyết áp của bạn. Trong một số trường hợp khác, người bệnh phải kết hợp các thay đổi lối sống và thuốc mới có thể kiểm soát được huyết áp.

Việc thay đổi lối sống bao gồm: Giảm lượng muối natri trong chế độ ăn bằng cách hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp và nên ăn nhạt. Một trong những điều quan trọng nhất mà mọi người nên làm là duy trì cân nặng ở ngưỡng cho phép. Những người tăng huyết áp tuyệt đối không nên để cơ thể bị béo phì vì sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng tim mạch hơn.  

4. Biết các dấu hiệu của cơn đau tim và đột quỵ

Cơn đau tim và đột quỵ là 2 trường hợp khẩn cấp phổ biến liên quan đến tăng huyết áp và có thể đe dọa tính mạng. Dấu hiệu của một cơn đột quỵ sắp xảy ra bao gồm khó nói và nhìn mờ. Nếu bạn bị tăng huyết áp và xuất hiện những triệu chứng này hay có bất kỳ hành động kỳ lạ hãy gọi ngay xe cấp cứu (115). Dấu hiệu của một cơn đau tim lại khác nhau giữa nam giới và phụ nữ. Đàn ông có triệu chứng tăng áp lực lồng ngực, buồn nôn có hoặc không có ói mửa, da bị lạnh hoặc dính. Phụ nữ thường khó thở, có hoặc không tăng áp lực lồng ngực, mệt mỏi, buồn nôn, có hoặc không có nôn mửa.

5. Kiểm soát việc dùng thuốc và một số bệnh lý gây ra tăng huyết áp

Một số thuốc theo toa có thể làm tăng huyết áp của bạn. Ví dụ như thuốc hen suyễn và liệu pháp hormone như thuốc tránh thai hoặc điều kinh. Hãy hỏi chuyên gia các thuốc dùng kèm để tránh tương tác thuốc. Cũng có bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe như ngưng thở khi ngủ, bệnh thận mạn tính, bệnh tuyến giáp có thể gây tăng huyết áp. Do đó, hãy cẩn thận các nguyên nhân này để phòng ngừa chúng hiệu quả.

6. Kiểm soát huyết áp bằng sản phẩm thảo dược thiên nhiên vừa an toàn lại hiệu quả

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, việc điều trị cần kiên trì, không phải ngày 1 ngày 2 là khỏi được. Khi đã điều trị huyết áp về ngưỡng an toàn, người bệnh không được chủ quan vì huyết áp có thể tăng trở lại một cách nhanh chóng. Để đảm bảo việc kiểm soát huyết áp tốt mà không lo tác dụng phụ hay tương tác thuốc thì người bệnh nên lựa chọn sử dụng sản phẩm thảo dược.

Thu Hạ