Tăng huyết áp có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau, khiến người bệnh trở nên tàn phế, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa tăng huyết áp hiệu quả nhờ lối sống lành mạnh theo chia sẻ dưới đây.

Tại sao tăng huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”?

Tăng huyết áp nếu không được điều trị sẽ gặp các biến chứng, bao gồm: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, xuất huyết não, nhũn não, mờ mắt, phình hoặc phình tách thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi… Những biến chứng này có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất đối với gia đình bệnh nhân, xã hội.

Tăng huyết áp còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi chỉ một số ít  bệnh nhân tăng huyết áp có vài triệu chứng cơ năng để gợi ý cho họ đi khám như: đau đầu, chóng mặt, cảm giác “ruồi bay”, mặt đỏ bừng, ù tai… Còn lại, đa số bệnh nhân bị tăng huyết áp thường không có các dấu hiệu cảnh báo trước. Nhiều bệnh nhân thấy có triệu chứng đau đầu xuất hiện thì ngay sau đó cũng đã tử vong do bị xuất huyết não nặng nề.

Thực tế, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp như: tuổi cao, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp… Phần lớn, những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được nếu người bệnh hiểu biết đúng và biết cách phòng tránh.

9 cách cực hay giúp phòng ngừa tăng huyết áp

1. Duy trì cân nặng hợp lý

 

Béo phì làm tăng nguy cơ bị bệnh huyết áp

Những người thừa cân có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp. Thực tế cho thấy, tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau khi mãn kinh. Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng >85cm ở nữ và >98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy, người bệnh cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

2. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi

Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.

3. Ăn nhạt

Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường chứa nhiều muối, vì thế, người bệnh cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.

4. Tập luyện khoa học

Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 - 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh tăng huyết áp.

5. Hạn chế đồ uống có cồn

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên, bạn cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ, không nên  sử dụng đồ uống có cồn.

6. Giảm stress, căng thẳng

Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh tăng huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm mắc bệnh tăng huyết áp hiệu quả.

7. Không hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp.

8. Kiểm tra nguồn nước dùng

Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn nước đang sử dụng.

9. Hỗ trợ điều trị bệnh lý tăng huyết áp bằng sản phẩm thiên nhiên

 

Cần tây thần dược cho bệnh nhân tăng huyết áp

Rõ ràng, việc phòng ngừa sẽ giúp cải thiện đáng kể nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Bên cạnh đó, người bệnh vẫn luôn tìm kiếm và lựa chọn những biện pháp đơn giản hơn để hỗ trợ điều trị bệnh lâu dài. Đây cũng là xu hướng điều trị chung trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ở nước ta, một giải pháp đang được các chuyên gia y tế ưu tiên áp dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý về tăng huyết áp là dùng những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên.

Minh Tùng