Tăng huyết áp là vấn đề sức khỏe ngày càng nghiêm trọng trong cộng đồng. Vậy huyết áp là gì? Thế nào được coi là tăng huyết áp? Tác dụng điều trị tăng huyết áp của thuốc amlodipine ra sao cũng như cách hạ huyết áp an toàn là như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo một số thông tin bổ ích qua bài viết dưới đây.
Huyết áp là gì? Huyết áp như thế nào là bình thường, như thế nào là bệnh?
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch, nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Vậy huyết áp như thế nào là bình thường? Đối với người trưởng thành, chỉ số huyết áp 120/80mmHg là bình thường. Khi chỉ số huyết áp lớn hơn 140/90mmHg thì được chẩn đoán là tăng huyết áp.
Biến chứng tăng huyết áp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời
Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng tăng huyết áp sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Cụ thể:
- Có thể nguy hiểm đến tính mạng, gồm tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp.
- Nếu bệnh nhân sau một thời gian dài tăng huyết áp mà không được chẩn đoán và điều trị đúng sẽ dẫn đến biến chứng gồm: Rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt, suy tim, đau thắt ngực, suy thận mạn,...
Các phương pháp điều trị tăng huyết áp hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị tăng huyết áp khác nhau, có thể là các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Căn cứ tình trạng cụ thể mà lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho từng người.
Tác dụng của thuốc amlodipine trong việc trị tăng huyết áp
Ưu điểm của thuốc amlodipine
Amlodipine là dẫn chất của dihydropyridin có tác dụng chẹn calci loại L qua màng tế bào, tác động trên các mạch máu ở tim và cơ. Amlodipine chống tăng huyết áp bằng cách trực tiếp làm giãn cơ trơn quanh động mạch ngoại biên. Vì vậy, thuốc không làm dẫn truyền nhĩ thất ở tim kém đi và cũng không ảnh hưởng xấu đến lực co cơ.
Amlodipine không có ảnh hưởng xấu đến nồng độ lipid trong huyết tương hoặc chuyển hóa glucose, do đó có thể dùng amlodipine để trị tăng huyết áp ở người bệnh đái tháo đường. Trên thế giới, điều trị chuẩn để bảo vệ người bệnh tăng huyết áp khỏi tai biến mạch máu não và tử vong vẫn là thuốc chẹn beta và thuốc lợi tiểu. Vì amlodipine tác dụng chậm, nên ít có nguy cơ gây hạ huyết áp quá nhanh.
Amlodipine làm giãn các tiểu động mạch ngoại biên, do đó làm giảm toàn bộ lực cản ở mạch ngoại biên (hậu gánh giảm). Vì tần số tim không bị tác động, cùng với giảm nhu cầu cung cấp oxy và năng lượng cho cơ tim. Ðiều này làm giảm nguy cơ đau thắt ngực. Ngoài ra, amlodipine cũng gây giãn động mạch vành cả trong khu vực thiếu máu cục bộ và khu vực được cung cấp máu bình thường.
Tác dụng phụ của thuốc amlodipine
Không dùng thuốc amlodipine cho những người suy tim chưa được điều trị ổn định, quá mẫn với thuốc. Những người suy giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp cần thận trọng khi sử dụng. Thực nghiệm trên động vật cho thấy, thuốc chẹn kênh calci có thể gây dị tật. Vì vậy, tránh dùng amlodipine cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Khi dùng thuốc, phản ứng phụ thường gặp nhất là phù cổ chân từ nhẹ đến trung bình (liên quan đến liều dùng). Ngoài ra, tác dụng phụ có thể gây nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt và cảm giác nóng, mệt mỏi, đánh trống ngực, chuột rút,... Một số người thấy buồn nôn, đau bụng hoặc khó tiêu, khó thở,… Nếu trong quá trình dùng thuốc thấy có các biểu hiện trên, cần thông báo cho chuyên gia biết để có cách xử trí kịp thời.
Bài thuốc Đông y chữa tăng huyết áp ngay tại nhà
Một số bài thuốc chữa huyết áp cao bằng Đông y được ứng dụng rộng rãi như:
– 500gr rau cần rửa sạch, xay (hoặc giã nhuyễn) để vắt lấy nước uống.
– 250gr lá liễu tươi, cho vào cùng 1 lít nước, rồi sắc kỹ, uống trong ngày.
– 200gr đậu phộng (hay còn gọi là lạc nhân), để cả vỏ, đem ngâm vào ½ lít giấm ăn, mỗi tối trước khi đi ngủ nhai 10 hạt và nuốt.
– 10gr hòe hoa, 10g cúc, 10gr hoa đề thái cho vào 1/2 lít nước, sắc uống trong ngày.
– 15gr sinh địa, 10gr ngưu tất, 10gr trạch tả, 10gr sơn thù, 10gr quế chi cho vào cùng 3 chén nước, sắc uống trong ngày.
– 15gr hạ khô thảo, 6gr long đởm thảo, 30gr ích mẫu, 12gr bạch thược, 6gr cam thảo. Tất cả cho vào nồi cùng 750ml nước sắc uống trong ngày.
Người bị huyết áp cao cần lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào?
- Ăn uống hợp lý: Ăn nhạt, ăn nhiều rau, cá, bổ sung đủ lượng kali, ít mỡ động vật.
- Kiểm soát cân nặng: Giảm nguy cơ béo phì sẽ giảm nguy cơ tăng huyết áp.
- Tăng cường rèn luyện thể lực mức độ trung bình: Mỗi ngày 30 - 45 phút, tuần 180 phút như đi bộ nhanh (7 km/giờ), đi xe đạp nhanh, chạy, chơi bóng bàn.
- Tránh xa stress.
- Bỏ hẳn thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia.
Sử dụng sản phẩm thảo dược - Bước đột phá trong việc đẩy lùi biểu hiện tăng huyết áp
Nếu như các bài thuốc trị tăng huyết áp có nguồn gốc Đông y kể trên hơi mất thời gian đun sắc thì hiện nay, các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên được bào chế thành dạng viên nén vừa kế thừa ưu điểm hiệu quả nhanh của thuốc tây y, vừa không gây tác dụng phụ cho sức khỏe, lại nhận được sự tin tưởng của nhiều người.
Hải Vân