Chỉ số huyết áp giúp bạn xác định được huyết áp của mình đang bình thường hay không. Việc kiểm tra huyết áp định kỳ rất cần thiết để phòng ngừa sớm các nguy cơ, biến chứng của tăng huyết áp. Nhớ note lại để kiểm soát huyết áp thường xuyên, bạn nhé!

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tăng huyết áp

 

Đau đầu – một trong những dấu hiệu của tăng huyết áp

- Đau đầu: Đau sau gáy hoặc trước trán, thường gặp vào buổi sáng. Đây là dấu hiệu đầu tiên bạn cần phải quan tâm. Nhưng lưu ý, chỉ khi tăng huyết áp trở thành ác tính thì bạn mới thấy những cơn đau này xuất hiện rõ ràng.

- Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc, không chỉ là triệu chứng của huyết áp cao mà còn cảnh báo bệnh tiểu đường.

- Tê, ngứa ran ở các chi có thể là dấu hiệu “báo động” sớm của đột quỵ do tăng huyết áp. Bởi huyết áp tăng cao liên tục dẫn đến sự tê liệt của các dây thần kinh trong cơ thể bạn.

- Chóng mặt xuất hiện cùng với choáng, mất thăng bằng thường xảy ra đột ngột. Nó có thể khiến bạn bị ngất, thậm chí là đột quỵ.

Ngoài ra, tăng huyết áp còn có một số triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, yếu và tê liệt các chi trong thời gian ngắn… Khi gặp các dấu hiệu này, bạn đừng nên chủ quan mà hãy đến gặp chuyên gia để được khám và tư vấn chính xác hơn.

Các phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp

1. Đo huyết áp

Đo huyết áp là phương pháp dễ dàng, đơn giản giúp phát hiện sớm liệu bạn có bị cao huyết áp hay không.

Đo huyết áp được thực hiện khi người được đo trong trạng thái nghỉ, thư giãn ở tư thế ngồi hoặc nằm. Muốn có kết quả chính xác nhất, bạn cần phải đo ít nhất 2-3 lần và lấy kết quả trung bình của các lần đo. Nếu huyết áp của bạn vượt ngưỡng 140/90 mmHg, bạn đã bị mắc chứng tăng huyết áp rồi!

 

Đo huyết áp là một trong các phương pháp chẩn đoán bệnh tăng huyết áp

2. Xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán tổn thương các cơ quan

Sau khi có những chẩn đoán sơ bộ ban đầu, chuyên gia có thể yêu cầu bạn tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu hơn, để giúp đánh giá chính xác tình trạng tăng huyết áp. Mục đích là loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây cao huyết áp và xác định mức độ tổn thương của những nội tạng trong cơ thể.

Điện tâm đồ (ECG): Máy đo sẽ ghi lại sự thay đổi dòng điện trong tim và từ đó đánh giá mức độ tổn thương hay phì đại của tim. Đồng thời phát hiện sớm tình trạng nghẽn mạch do cholesterol ở tim (một trong những nguyên nhân của cao huyết áp).

Siêu âm tim (Echocardiogram): Việc này giúp phát hiện các biến chứng bất thường ở thành tim, van tim, phì đại tim và cả các cục máu đông.

Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp nhanh chóng, chính xác để kiểm tra xem  bạn có bị tăng cholesterol, tiểu đường, bệnh về thận hay không.

Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này giúp xác định lượng natri trong cơ thể của bạn. Bởi natri dư thừa là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, đồng thời giúp xác định nguy cơ về bệnh thận.

Kiểm tra mắt: Thực tế, bạn hoàn toàn có thể xem xét nguy cơ tăng huyết áp qua kiểm tra mắt đơn giản. Bằng dụng cụ chuyên dụng, chuyên gia sẽ xác định những mạch máu nhỏ nằm ở phía sau nhãn cầu có bị tổn thương do tăng huyết áp hay không. Nếu như có, những mao mạch này sẽ bị xơ cứng, hẹp và thậm chí là vỡ.

Sau các phương pháp trên, chuyên gia sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về việc bạn có bị cao huyết áp không, nguy cơ bị cao huyết áp, hay cao huyết áp đang ở mức độ nào và tư vấn cho bạn về cách điều trị.

Giải pháp nào giúp kiểm soát tăng huyết áp an toàn cho cơ thể?

Từ các biểu hiện, đo lường và xét nghiệm, sẽ cho biết chính xác liệu bạn có bị tăng huyết áp không. Có thể bạn chưa bị cao huyết áp, nhưng bạn nên áp dụng các biện pháp dự phòng sớm vì bệnh tiến triển rất “âm thầm”. Hiện nay, thuốc tây y chưa có biện pháp để phòng ngừa cao huyết áp, mà chỉ đang điều trị triệu chứng và để lại nhiều tác dụng phụ, nhất là khi sử dụng lâu dài.

Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là một sản phẩm kết hợp đồng thời các cơ chế hỗ trợ điều trị bệnh, giúp phòng ngừa và không gây tác dụng phụ.

Trí Ninh