Bị cao huyết áp ăn yến mạch có được không? – đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng quyết định 1 phần không nhỏ vào quá trình cải thiện sức khỏe của người bệnh. Vậy, người huyết áp cao ăn yến mạch được không? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để có lời giải đáp chính xác nhất, bạn nhé!
Cao huyết áp nguy hiểm thế nào?
Cao huyết áp là trình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục, xảy ra khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg trong thời gian dài.
Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Suy tim: Tim phải làm việc quá sức để bơm máu đi khắp cơ thể, lâu ngày khiến tim to ra và yếu đi.
- Suy thận: Các mạch máu trong thận bị hẹp lại gây suy thận.
- Đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bị tăng huyết áp là rất lớn. Khi thành mạch bị xơ cứng có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Phình động mạch do huyết áp cao, dẫn đến chảy máu trong, đe dọa tính mạng.
- Biến chứng não: Xuất huyết não, nhồi máu não, mất trí nhớ do động mạch bị thu hẹp.
- Hội chứng chuyển hóa: Tăng nồng độ insulin, vòng eo lớn, giảm HDL-C (cholesterol tốt),…
- Xuất huyết võng mạc: Các mạch máu trong mắt bị vỡ, gây ra nhiều vấn đề về thị lực, nguy hiểm hơn là mù lòa.
Bị cao huyết áp ăn yến mạch có được không?
Đối với câu hỏi: “Bị cao huyết áp ăn yến mạch có được không?” thì đáp án chắc chắn là CÓ. Bởi yến mạch là loại thực phẩm với giá thành không quá cao nhưng lại cung cấp nhiều: Chất xơ, mangan, phốt pho, magiê, canxi, vitamin B1, B3, B5, B6,... ít calo, chất béo và hàm lượng natri thấp, giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Beta-glucan là chuỗi các phân tử đường (D - glucose), đây là một chất có nhiều trong phần cám của yến mạch nguyên chất, giúp làm giảm cholesterol có hại LDL, bảo vệ tim mạch, cải thiện cao huyết áp.
Yến mạch còn giúp bạn giảm cân an toàn và hiệu quả nhờ lượng chất xơ hòa tan chuyển hóa thành dạng gel mịn, giúp làm đầy một phần bao tử khi đi vào cơ thể. Theo các chuyên gia, nếu người mắc cao huyết áp bị thừa cân, béo phì thì khi giảm thể trọng sẽ giúp cải thiện chỉ số huyết áp. Bởi vậy, người bị cao huyết áp bị thừa cân nên ăn yến mạch.
Để sử dụng yến mạch, bạn có thể nấu cháo. Thời điểm lý tưởng để ăn là vào buổi sáng, bởi cháo bột yến mạch không chỉ có tác dụng trong cải thiện huyết áp cao mà còn là loại thực phẩm giúp bổ sung năng lượng cho cả ngày dài.
Nếu muốn có 1 bữa sáng dồi dào kali cho cơ thể, hãy ăn yến mạch cùng 1 – 2 quả chuối chín. Hoặc có thể ngâm yến mạch với các loại sữa hạt để qua đêm, sau đó cho thêm quả mọng, quế,... cũng rất ngon miệng.
Lưu ý, bạn không nên cho thêm đường, nếu muốn có vị ngọt, hãy bổ sung các loại quả tươi, lạnh để ăn kèm với cháo bột yến mạch nhé!
Bị cao huyết áp dùng Định Áp Vương cho hiệu quả thế nào?
Để kiểm soát chỉ số huyết áp, từ đó phòng ngừa biến chứng hiệu quả, việc ăn uống điều độ là khá quan trọng. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, lại không thể tác động toàn diện vào đa cơ chế gây cao huyết áp. Chính vì thế, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã ra đời như 1 giải pháp giúp khắc phục tình trạng nêu trên. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường tác động vào đa cơ chế gây tăng huyết áp:
- Làm giảm độ nhớt máu nhờ nattokinase.
- Làm giãn mạch và tăng tính đàn hồi của mạch máu với: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, cao tỏi.
- Điều hòa nhịp tim bằng: Cao cần tây, cao tỏi, kali clorid, dâu tằm, magiê citrate.
- Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch nhờ: Cao tỏi, cao hoàng bá, cao cần tây.
- Giảm thể tích tuần hoàn máu nhờ thành phần chính cao cần tây.
Đặc biệt, sản phẩm có thành phần chính là cao cần tây được nghiên cứu năm 2013 cho thấy: Cao cần tây giúp hạ huyết áp từ 23 – 38 mmHg. Tác dụng hạ huyết áp kéo dài ngay cả khi ngừng sử dụng do thành phần N – butylphthalide (NBP) trong cao cần tây đào thải chậm. Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng tăng huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường, vì thế không gây tụt huyết áp, đặc biệt rất phù hợp với bệnh nhân bị huyết áp không ổn định. Cao cần tây không gây độc kể cả khi dùng liều rất cao (5000mg/kg cân nặng). Nghiên cứu tại Indonesia năm 2019 (Trường Đại học Muhammadiyah Kudus) cho biết: Cao lá cần tây ngoài tác dụng hạ huyết áp (cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương) còn giúp giảm lipid máu.
Sản phẩm giúp ổn định huyết áp từ nguyên nhân sâu xa bên trong, hạ và ổn định huyết áp lâu bền, có thể sử dụng với thuốc tây y mà không gây tương tác thuốc.
Thanh Lam