Nhiều người quan tâm đến vấn đề: “Bị cao huyết áp có nên ăn rau muống không” bởi chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò không nhỏ giúp cải thiện sức khỏe. Vậy đáp án cho câu hỏi trên là gì và phải làm sao để cải thiện tình trạng này hiệu quả? Dùng sản phẩm thảo dược cho tác dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Bị cao huyết áp có nên ăn rau muống không?
Theo đông y, rau muống không chỉ đơn thuần là thực phẩm, nó còn được xem như một vị thuốc nếu biết sử dụng đúng cách với tác dụng: Giải cảm, bù nước, cầm máu, làm mát huyết, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, lợi tiểu. Vậy người bị cao huyết áp có nên ăn rau muống không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, rau muống giàu cellulose, lignin và pectin. Trong đó, pectin thúc đẩy bài tiết các chất độc, thanh lọc cơ thể. Lignin giúp cải thiện sức sống của lợi khuẩn, tiêu diệt hại khuẩn và chống viêm. Món rau giản dị này còn chứa rất nhiều vitamin C và carotene, giúp chống oxy hóa, tăng cường thể chất, cải thiện phần nào bệnh cao huyết áp.
Như vậy, người cao huyết áp có thể ăn rau muống được.
3 cách sử dụng rau muống để cải thiện cao huyết áp
Bạn có thể áp dụng 3 công thức dưới đây để góp phần cải thiện bệnh cao huyết áp:
Rau muống và trứng gà
Những người bị bệnh huyết áp cao nên nấu rau muống cùng với trứng gà để ăn, giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Cách làm như sau:
Rau muống nhặt và rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Trứng đập ra bát, đánh tan cùng 1 chút gia vị. Làm nóng chảo với chút dầu, xào trứng đến khi vừa săn lại (chưa chín hẳn) thì cho rau muống vào đảo cùng. Ăn khi còn nóng ấm.
Rau muống và thịt gà
Người mắc bệnh huyết áp kèm mỡ máu cao là đối tượng được khuyến cáo nên thường xuyên sử dụng món ăn này. Cách thực hiện như sau:
Rau muống nhặt, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Thịt gà bỏ da, thái mỏng. Cho chút dầu vào chảo nóng vừa, thêm tỏi băm, phi thơm lên. Xào thịt gà nhanh tay với lửa to vừa, khi gần chín thì cho gia vị và đảo đều. Tiếp tục bỏ rau muống vào xào cùng. Rau chín thì bày ra đĩa, ăn lúc nóng ấm.
Rau muống nấu râu ngô
Món ăn này giúp lợi tiểu, qua đó cải thiện chỉ số huyết áp.
Chuẩn bị: Rau muống tươi khoảng 60g, râu ngô 30g.
Tiến hành: Nấu rau muống, râu ngô cùng nước thành canh. Chắt nước để uống 2 - 3 lần/ngày.
Hạ áp với sản phẩm thảo dược chứa cao cần tây - Xu hướng mới dành cho người tăng huyết áp
Sử dụng các món ăn từ rau muống hay bất kỳ liệu pháp thay đổi lối sống – chế độ dinh dưỡng nào chỉ có thể giúp cải thiện 1 phần nhỏ chỉ số huyết áp. Vì thế, chuyên gia thường kê thêm cho bệnh nhân các loại thuốc tây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tân dược chỉ tác dụng trên 1 trong 5 cơ chế hạ áp (Độ nhớt máu cao; Mạch máu mất tính đàn hồi; Nhịp tim tăng; Lòng mạch bị hẹp; Thể tích tuần hoàn tăng) nên cần kết hợp ít nhất 2 nhóm thuốc mới đạt mục tiêu điều trị, đồng nghĩa với tăng tác dụng phụ. Hơn nữa, khi dùng thuốc, huyết áp sẽ hạ xuống cả lúc nghỉ ngơi và hoạt động, huyết áp hạ về ngưỡng rồi vẫn bị tụt quá mức, nên dễ gây mệt mỏi, thậm chí trụy tim mạch. Dù giúp hạ huyết áp tạm thời nhưng chưa có biện pháp nào tác động toàn diện vào đa cơ chế gây tăng huyết áp mà không ảnh hưởng lên huyết áp bình thường, đảm bảo không gây mệt mỏi hoặc làm hạ áp quá mức (phần gốc).
Trước những bất cập trên, sản phẩm giúp hạ và ổn định huyết áp với thành phần chính là cao cần tây đã ra đời. Một nghiên cứu vào năm 2013 chứng minh: Cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg. Tác dụng hạ áp kéo dài cả khi đã ngừng sử dụng (vì độ đào thải của hoạt chất N-butylphthalide có trong cần tây rất chậm). Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng tăng huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường, không gây tụt huyết áp, rất phù hợp với bệnh nhân bị huyết áp không ổn định. Cao cần tây không độc, cả khi dùng liều rất cao là 5000mg/kg cân nặng. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới đây được thực hiện tại Indonesia năm 2019 cho kết quả: Cao cần tây vừa có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, vừa giúp giảm lipid máu.
Cần tây giúp cải thiện tăng huyết áp
Để nâng cao hiệu quả, các chuyên gia đã kết hợp cao cần tây với nhiều dược liệu khác như: Cao hoàng bá, cao tỏi, cao lá dâu tằm,... Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường tác động vào đa cơ chế gây huyết áp cao:
- Làm giảm độ nhớt máu nhờ chứa thành phần nattokinase.
- Làm giãn mạch và tăng tính đàn hồi của mạch máu với: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, cao tỏi.
- Điều hòa nhịp tim bằng: Cao cần tây, cao tỏi, kali clorid, dâu tằm, magiê citrate.
- Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch nhờ: Cao tỏi, cao hoàng bá, cao cần tây.
- Giảm thể tích tuần hoàn máu nhờ thành phần chính cao cần tây.
Sản phẩm giúp ổn định huyết áp từ nguyên nhân sâu xa bên trong, hạ và ổn định huyết áp lâu bền, có thể sử dụng với thuốc tây y mà không gây tương tác thuốc.
Câu hỏi: “Bị cao huyết áp có nên ăn rau muống không?” đã được giải đáp. Để cải thiện cũng như phòng ngừa biến chứng cao huyết áp hiệu quả, ngoài việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, dùng thuốc điều trị theo chỉ định của chuyên gia, bạn hãy sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cao cần tây đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng mỗi ngày nhé!
Lê Yến