Tác giả: Hải Vân | Cố vấn chuyên môn: PGS.TS Dương Trọng Hiếu
Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó không biểu hiện dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể. Có nhiều cách để kiểm soát huyết áp, từ dùng thuốc cho đến không dùng thuốc. Vậy đâu là cách điều trị tăng huyết áp tại nhà hiệu quả nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra? Hãy cùng xem tư vấn của chuyên gia trong bài viết này!
Tăng huyết áp và những kiến thức không thể bỏ qua
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khi chỉ số huyết áp ≤ 120/80 mmHg được xem là mức tối ưu. Trong đó, 120 gọi là số huyết áp tối đa (biểu hiện sức bóp của tim), 80 là số huyết áp tối thiểu (biểu hiện sức cản của thành mạch máu).
Tăng huyết áp có 3 cấp độ:
– Tăng huyết áp độ 1: Trị số huyết áp tối đa từ 140 – 159 mmHg hoặc chỉ số huyết áp tối thiểu từ 90 – 99 mmHg.
– Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tối đa từ 160 – 179 mmHg hoặc chỉ số huyết áp tối thiểu từ 100 – 109 mmHg.
– Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tối đa từ 180 mmHg trở lên hoặc huyết áp tối thiểu từ 110 mmHg trở lên.
Đối với người bị tăng huyết áp được điều trị tại nhà thì vấn đề khống chế huyết áp và theo dõi để kiểm soát các yếu tố làm tác động đến sức khoẻ là rất quan trọng. Những yếu tố đó bao gồm: Bệnh tim mạch, các yếu tố nguy cơ gây tổn thương nội tạng, đái tháo đường,... Khi càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng bị tai biến do tăng huyết áp càng tăng lên.
Cách điều trị tăng huyết áp tại nhà hiệu quả
Để điều trị tăng huyết áp tại nhà, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Uống thuốc theo đơn và áp dụng chế độ ăn uống thích hợp, đồng thời điều trị các bệnh kèm theo. Ngoài ra, hãy từ bỏ những thói quen xấu như uống rượu; Hút thuốc lào, thuốc lá; Sinh hoạt điều độ, ổn định, tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu; Thường xuyên tập thể dục vừa sức ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần.
Trong điều trị tăng huyết áp, việc dùng thuốc để khống chế huyết áp dưới mức 140/90 mmHg là rất cần thiết. Người bị tăng huyết áp phải tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia, tái khám đúng kỳ hẹn. Hiện nay, các chuyên gia thường chỉ định phối hợp nhiều loại thuốc hạ huyết áp với liều thấp có hiệu quả hơn là sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp với liều cao. Các nhóm thuốc hạ huyết áp thường được sử dụng bao gồm: Nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc chẹn kênh canxi, nhóm thuốc ức chế thụ thể beta, nhóm thuốc ức chế thụ thể alpha, nhóm thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.
Những lưu ý khi theo dõi huyết áp tại nhà
Để điều trị tăng huyết áp hiệu quả, bạn cần tránh 3 sai lầm sau đây: Tự mua thuốc hạ huyết áp để uống; Chỉ uống thuốc khi huyết áp tăng cao và ngừng thuốc khi huyết về bình thường; Uống lâu dài với một đơn thuốc mà không khám lại để đánh giá diễn tiến của bệnh. Người bị tăng huyết áp nên:
– Có sổ theo dõi huyết áp: Trong sổ ghi số đo huyết áp, triệu chứng bất thường trong ngày, thuốc uống trong ngày. Người bị tăng huyết áp cần đưa sổ này cho bác sĩ điều trị mỗi lần tái khám.
– Cách dùng máy đo huyết áp điện tử tại nhà: Nên đo huyết áp 1 - 3 lần trong ngày, nên đo 2 lần liên tiếp cách nhau vài phút rồi lấy trung bình 2 lần đo. Trước khi đo huyết áp 30 phút, không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá. Không nên đo huyết áp sau khi ăn hoặc khi mới ngủ dậy.
Giải pháp cải thiện triệu chứng tăng huyết áp nhờ thảo dược
Những nghiên cứu trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam đã chứng minh, cần tây có những tác dụng tốt với người bị tăng huyết áp. Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả toàn diện trong việc kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate…