Sản phẩm ra đời đáp ứng mong mỏi tìm ra cách hạ huyết áp không dùng thuốc của nhiều người. Bởi thuốc hạ áp chỉ tác động được vào 1 trong 5 cơ chế gây tăng huyết áp, dùng lâu dài dễ gây nhờn thuốc và dẫn đến nhiều tác dụng phụ.

Khi nào thì gọi là tăng huyết áp?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch, càng nhiều máu bơm vào tim sẽ khiến động mạch hẹp lại, huyết áp càng cao. Huyết áp được xác định bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Vậy huyết áp bình thường và huyết áp cao là bao nhiêu? Ở người bình thường, chỉ số huyết áp dưới 120/80mmHg. Tiền tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 - 139mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương từ 80 – 89mmHg. Bạn được xác định bị tăng huyết áp khi: Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và tâm trương ≥ 90mmHg.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu không thể xem thường. Tình trạng này diễn biến âm thầm, kéo dài từ 15 - 20 năm mà bạn không hề hay biết. Tăng huyết áp có yếu tố di truyền nhất định, những người tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh là người béo phì hoặc cholesterol cao (mỡ máu),... Trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang dần trẻ hóa, tỷ lệ tiền tăng huyết áp cũng gia tăng nhanh chóng. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến thị lực. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tăng huyết áp còn dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như suy thận, đột quỵ,... Vì vậy, việc điều trị sớm là rất cần thiết.

Cơ chế gây tăng huyết áp

Theo các chuyên gia, dưới đây là 5 yếu tố tác động làm tăng huyết áp:

- Độ nhớt máu: Khi tuổi càng cao, độ nhớt máu càng tăng, từ đó làm nguy cơ mắc các bệnh lý tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ cũng tăng theo. Do vậy, với những người già, độ nhớt máu cao, áp lực lên mạch máu tăng lên, gây ra huyết áp cao.

- Độ giãn nở của mạch máu: Sự co giãn của mạch máu tác động đến huyết áp. Với những người bị cường giao cảm, hay uống rượu nhiều, hút thuốc, mỡ máu cao sẽ làm giảm, mất tính đàn hồi của mạch máu. Nếu thành mạch mềm mại thì huyết áp bình thường, thành mạch cứng sẽ làm huyết áp tăng lên. 

- Nhịp tim tăng: Nhịp tim và huyết áp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ số huyết áp tỉ lệ thuận với cung lượng tim, và cung lượng tim lại tỉ lệ với tần số tim. Do vậy, huyết áp và nhịp tim tỉ lệ thuận với nhau, khi nhịp tim tăng sẽ gây tăng huyết áp và ngược lại.

- Độ trơn láng lòng mạch: Khi lòng mạch càng thông thoáng, máu lưu thông càng tốt, huyết áp ở mức bình thường. Tình trạng béo phì, mỡ máu cao làm lòng mạch bị hẹp lại, tăng áp lực của dòng máu, từ đó gây huyết áp tăng.

- Thể tích tuần hoàn máu: Khối lượng tuần hoàn bình thường ở người lớn có từ 4 đến 5 lít máu. Thói quen ăn mặn khiến bạn uống nhiều nước. Nước đi vào máu làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng áp lực trong máu dẫn đến tăng huyết áp.

Ưu, nhược điểm của thuốc hạ áp hiện nay 

Có một số nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh tăng huyết áp. Mỗi nhóm thuốc đều có cơ chế tác động khác nhau, tất cả đều dẫn tới hạ áp. Tuy nhiên, các thuốc điều trị hiện nay chỉ tác dụng trên một cơ chế gây tăng huyết áp. Do đó, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, luôn cần kết hợp ít nhất 2 nhóm thuốc trong quá trình điều trị mới đạt được mục tiêu. Điều này đồng nghĩa với tác dụng phụ tăng lên, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sống. Cụ thể:

- Nhóm thuốc lợi tiểu: Có thể gây hạ huyết áp thể đứng hoặc biến đổi nồng độ lipid máu gây hạ canxi, kali, magie máu, gây liệt dương (nam giới) và tăng đường huyết.

- Nhóm thuốc chẹn beta: Gây co thắt mạch ngoại vi, làm chậm nhịp tim, co thắt phế quản, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.

- Nhóm ức chế men chuyển: Có tác dụng phụ như suy thận, phù mạch, nhức đầu, mệt mỏi, sụt cân, choáng váng, rối loạn men gan, rối loạn vị giác, đau cơ, khớp hoặc gây liệt dương (nam giới), hạ huyết áp thể đứng, buồn nôn, đặc biệt là ho khan dai dẳng không có thuốc nào chữa được trừ khi ngừng dùng thuốc.

- Nhóm chẹn kênh canxi: Tác dụng phụ gây nhức đầu, hồi hộp, choáng váng,...

- Nhóm thuốc giãn mạch: Chủ yếu gây đánh trống ngực, hồi hộp, đỏ bừng mặt, giữ nước, sung huyết mũi, đau ngực, tim đập nhanh, sử dụng lâu ngày có thể gây tổn hại mô liên kết gây nên bệnh lupus.

- Nhóm thuốc tác động vào hệ thần kinh trung ương: Gây khô miệng, buồn ngủ, giữ nước, nhịp tim chậm, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn.

Trước thực tế này, nhiều người chọn cách kiểm soát huyết áp tự nhiên, thực hiện lối sống lành mạnh để có thể làm giảm hoặc hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

Kiều Oanh