Huyết áp 150/90 mmHg là chỉ số cao, cần được kiểm soát kịp thời để tránh nguy cơ gây bệnh tim mạch hoặc đột quỵ, đe dọa đến tính mạng. Vậy làm thế nào để hạ huyết áp và giữ chỉ số này luôn ở mức cho phép? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!

Khi nào gọi là cao huyết áp?

Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1 - 3 giờ sáng, khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ. Hoạt động gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc xúc động mạnh đều có thể làm tăng huyết áp. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống. Ngoài ra, khi bị lạnh sẽ gây co mạch hoặc việc dùng một số thuốc co mạch, thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn,… cũng có thể làm huyết áp tăng lên.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

- Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc số trên), bình thường từ 90 – 139 mmHg.

- Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc số dưới), bình thường từ 60 – 89 mmHg.

Cao huyết áp được chẩn đoán là khi bạn có 1 trong 2 chỉ số vượt quá 140/90 mmHg, được tính bằng cách lấy trung bình của nhiều lần đo. Trong trường hợp huyết áp 150/90 mmHg được coi là đã bị tăng huyết áp, nên việc điều trị là cần thiết.

huyet-ap-190-co-nguy-hiem-khong.jpg

Khi nào được gọi là cao huyết áp

Nên làm gì khi huyết áp 150/90?

Khi chỉ số huyết áp lên đến 150/90 mmHg, bạn có thể sẽ phải dùng thuốc. Có rất nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác nhau với tác dụng hạ huyết áp, bảo vệ các cơ quan đích. Tuy nhiên, có thể xếp thành 7 nhóm thuốc chính đó là: Nhóm các thuốc lợi tiểu, nhóm chẹn kênh canxi, nhóm chẹn bêta giao cảm, nhóm chẹn alpha giao cảm, nhóm ức chế men chuyển, nhóm chẹn thụ thể angiotensin, nhóm tác động thần kinh trung ương. Mỗi nhóm thuốc này có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Bạn hãy xin ý kiến của chuyên gia để được kê đơn thuốc phù hợp.

Nguyên nhân chính dẫn đến cao huyết áp có thể là do thừa cân. Vì thế, bạn nên thay đổi lối sống để giảm cân, từ đó kiểm soát huyết áp: Hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất béo, ăn giảm muối, tăng cường rau xanh chất xơ, không nên sử dụng những thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia,... cần tập thể dục thường xuyên các môn như đi bộ, yoga; Không nên thức khuya; Tập hít thở sâu giúp giải tỏa căng thẳng stress, lo âu.

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính là cao cần tây giúp hỗ trợ điều trị cao huyết áp vừa an toàn lại tiện dùng đang được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin dùng. Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy: Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời cần tây còn có tác dụng làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.

Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả trong kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate,...