Rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ, nhồi máu não, xơ vữa động mạch, mắt nhìn mờ, suy thận… là những biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các biến chứng này và các cách phòng ngừa, cải thiện bệnh tăng huyết áp trong bài viết dưới đây.

5 biến chứng tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp tuy không có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng tăng huyết áp thường được kể đến bao gồm:

Tổn thương thành mạch

Áp lực dòng máu tăng lên, sự lưu thông máu trở nên khó khăn hơn dẫn đến khả năng tích tụ cholesterol lên thành mạch cũng cao hơn. Lâu dần, các mảng xơ vữa sẽ hình thành, làm tổn thương thành mạch và dòng máu lưu thông ngày càng khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, huyết áp tăng cao cũng khiến cho khả năng đàn hồi và sự dẻo dai của thành mạch kém hơn. Những tình trạng này diễn ra lâu dài làm cho thành mạch ngày một tổn thương nhiều hơn và có thể dẫn đến phình động mạch, đứt mạch máu.

Tăng huyết áp gây biến chứng phình động mạch và cần điều trị bằng cách đặt stent

Tăng huyết áp gây biến chứng phình động mạch và cần điều trị bằng cách đặt stent

Biến chứng tim mạch do tăng huyết áp

Huyết áp tăng cao, sự lưu thông máu kém hơn khiến tim phải co bóp mạnh hơn để thắng được áp lực dòng máu và bơm máu đi tới các mô trong cơ thể. Tăng huyết áp lâu ngày sẽ khiến cho cơ tim phì đại. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, khi bị lòng mạch bị hẹp, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ngực lúc gắng sức hay lúc leo cầu thang, vận động nhiều,… Cơn đau sẽ giảm đi nếu người bệnh ngừng gắng sức.

Trong trường hợp các mảng xơ vữa bị nứt, vỡ thì khả năng hình thành huyết khối trong lòng động mạch dễ hơn, gây tắc và dẫn đến nhồi máu cơ tim. Một vùng cơ tim của người bệnh bị nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp sẽ bị chết, không co bóp được dẫn tới suy tim.

Tổn thương não bộ 

Tăng huyết áp lâu ngày làm cho khả năng cung cấp máu đến các tế bào não trở nên kém hơn. Do đó, các hoạt động bình thường của não bộ cũng bị ảnh hưởng. Những cơn thiếu máu não thoáng qua là biểu hiện điển hình nhất cho biết chứng của tăng huyết áp trên não. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ, thậm chí là đột quỵ não, đứt mạch máu não.

Đột quỵ - biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm có thể gây tử vong

Đột quỵ - biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm có thể gây tử vong

>>> Xem thêm: Lý giải tại sao tăng huyết áp gây nhồi máu não?

Tăng huyết áp gây ảnh hưởng đến thận

Tăng huyết áp lâu ngày làm dòng máu đến thận giảm đi. Lúc này, hệ renin - angiotensin - aldosteron được kích hoạt và làm cho tăng huyết áp ngày càng trầm trọng hơn. Tăng áp lực lên màng lọc cầu thận khiến cho khả năng lọc máu cũng kém hơn, nguy cơ ứ đọng chất cặn bã, chất độc cũng cao hơn, từ đó dễ gây viêm nhiễm hơn. Thận hoạt động nhiều hơn do áp lực dòng máu đến thận tăng cao dễ dẫn đến suy thận.

Thị giác bị ảnh hưởng bởi tăng huyết áp

Áp lực dòng máu tăng đồng nghĩa với việc áp lực mạch máu quanh mắt cũng tăng. Sự gia tăng áp lực này sẽ gây ảnh hưởng đến thị giác và làm xuất hiện các triệu chứng như: Mắt nhìn mờ, suy giảm thị lực, mù mắt. Bên cạnh đó, một số biến chứng khác của tăng huyết áp tại mắt như: Phù đáy mắt, xuất huyết võng mạc.

Tăng huyết áp làm tổn thương mạch máu ở mắt, gây xuất huyết võng mạc

Tăng huyết áp làm tổn thương mạch máu ở mắt, gây xuất huyết võng mạc

Điều trị tăng huyết áp

Có nhiều loại thuốc thường được sử dụng cho người bệnh tăng huyết áp. Tùy vào tình trạng bệnh mà người mắc có thể được chỉ định sử dụng đơn độc hay kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp có thể kể đến như:

  • Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: Tác động làm chậm nhịp tim và giảm sức co bóp của cơ tim, do đó làm giảm huyết áp. Các nhóm này bao gồm: Metoprolol, bisoprolol, atenolol, propranolol...
  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Làm giảm huyết áp bằng cách ức chế sự chuyển thành angiotensin II và ức chế quá trình giáng hóa bradykinin, do đó làm giảm sức cản mạch ngoại vi mà không gây ra nhịp tim nhanh. Enalapril, lisinopril, perindopril, captopril...
  • Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: Các thuốc này sẽ bất hoạt thụ thể angiotensin II bằng cách gắn vào chúng, do đó ức chế hệ renin - angiotensin. Một số thuốc được kể đến như: Losartan, telmisartan, valsartan...
  • Nhóm thuốc ức chế kênh canxi: Đây là các thuốc có tác dụng giãn mạch ngoại vi mạnh và làm hạ huyết áp bằng cách giảm sức cản mạch ngoại vi tổng. Nhóm thuốc này bao gồm: Amlodipine, nifedipine, verapamil...
  • Nhóm thuốc lợi tiểu: Giúp làm giảm thể tích huyết tương và sức cản trong lòng mạch thông qua việc đưa natri từ trong tế bào đi ra ngoài tế bào, từ đó giúp hạ huyết áp. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Hydrochlorothiazide, furosemid...

Thuốc uống giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn

Thuốc uống giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn

>>> Xem thêm: Thuốc hạ huyết áp và những thông tin cần lưu ý

Phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp

Những biến chứng của cao huyết áp ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ áp đều đặn thì người bệnh cũng nên áp dụng cách hạ huyết áp từ thảo dược, thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng ngừa biến chứng cao huyết áp.

Cải thiện huyết áp cao nhờ thảo dược

Trước những bất cập về tác dụng phụ của thuốc điều trị, nhiều người đã chuyển sang lựa chọn các sản phẩm chiết xuất từ cần tây để ổn định huyết áp của mình. Sử dụng cần tây giúp làm giãn mạch và tăng khả năng dẻo dai của mạch máu. Bên cạnh đó cần tây còn góp phần điều hòa nhịp tim, hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch, làm trơn thông thoáng lòng mạch. Đặc biệt, sử dụng cần tây còn tác động vào nguyên nhân sâu xa gây tăng huyết áp đó là tăng thể tích tuần hoàn máu.

Một nghiên cứu vào năm 2013 cho kết quả rằng: Cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg. Tác dụng hạ áp kéo dài nhờ vào hoạt chất có tác dụng dược lý trong cần tây có tên là N - butylphthalide. Cần tây không gây độc, cả khi sử dụng với liều rất cao. Theo kết quả khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, tỷ lệ người bệnh hài lòng khi dùng sản phẩm chứa cao cần tây để ổn định huyết áp lên đến 92,8%.

Sử dụng cần tây để ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp

Sử dụng cần tây để ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp

Thay đổi lối sống

Thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những yếu tố tác động gây nặng thêm tình trạng tăng huyết áp. Theo đó, việc thay đổi lối sống cho nhiều lợi ích trong việc kiểm soát huyết áp và phòng ngừa biến chứng bệnh. Những gợi ý để có lối sống trở nên khoa học hơn như:

  • Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều gia vị, ăn ít muối và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Vận động thể lực thường xuyên bằng các bài tập thể thao nhẹ nhàng.
  • Đo huyết áp mỗi ngày.
  • Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ dùng thuốc.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích, bia, rượu.
  • Bỏ hút thuốc lá.

Để phòng ngừa và cải thiện biến chứng tăng huyết áp, ngoài việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống và uống thuốc đều đặn, bạn hãy sử dụng thêm các thảo dược để giúp hạ huyết áp mỗi ngày. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn về bệnh tăng huyết áp, bạn đọc vui lòng để lại số điện thoại dưới bài viết để được chúng tôi tư vấn thêm nhé!