Guanethidine là thuốc hạ huyết áp thường được dùng trong điều trị cho người bị tăng huyết áp vừa và nặng hoặc tăng huyết áp do viêm thận - bể thận, thoái hóa dạng tinh bột ở thận hay hẹp động mạch thận. Tuy nhiên, guanethidine có thể để lại tác dụng phụ gây phù và tăng cân. Ngày nay, đã có những thuốc có độ dung nạp tốt và an toàn hơn guanethidin. Vì thế mà, thuốc chỉ được dùng cho một số ít người bệnh không dung nạp hoặc không điều trị được bằng các thuốc khác. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu!

Hiệu quả của thuốc hạ huyết áp guanethidine

Thuốc guanethidine được đánh giá hiệu quả đối với một số người bị tăng huyết áp. Lưu ý, những người bị u tế bào ưa crôm (u tủy thượng thận) và đối tượng trước đây đã điều trị bằng các thuốc ức chế monoamine oxidase (IMAO); Bệnh nhân quá mẫn với guanethidin và các dẫn chất; Bệnh nhân suy tim sung huyết không phải do tăng huyết áp, suy thận (độ thanh thải creatinin 10 - 40ml/phút),... tuyệt đối không được dùng loại thuốc này.

Thận trọng với trường hợp suy thận vừa (độ thanh thải creatinin 41 - 60ml/phút) hoặc người bị xơ cứng mạch vành hay hạ huyết áp đột ngột. Người bệnh hen hoặc có tiền sử loét đường tiêu hóa cũng nên thận trọng khi dùng guanethidine. Không nên dùng thuốc này cho phụ nữ có thai ở 3 tháng đầu và ít nhất 2 tuần trước khi sinh, vì thuốc có thể gây liệt ruột ở trẻ sơ sinh. Với liều điều trị, guanethidine bài tiết một lượng rất nhỏ qua sữa, nên tác dụng không đáng kể trên trẻ sơ sinh.

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng guanethidine

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc là: Hạ huyết áp tư thế hoặc sau luyện tập (biểu hiện như yếu, mệt mỏi, chóng mặt, ngất); Phù và tăng cân; Suy tim xung huyết, tăng nhu động ruột và tiêu chảy nặng, ức chế xuất tinh, tiểu đêm. Để thoát khỏi những triệu chứng trên, bạn chỉ cần ngừng thuốc. Cần lưu ý một số tương tác thuốc để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra. Dùng guanethidin cho người bệnh trước đó có điều trị bằng các thuốc ức chế monoamin oxydase có thể làm giải phóng một lượng lớn catecholamin, gây cơn tăng huyết áp nguy hiểm.

Dùng guanethidine đồng thời với các thuốc chống loạn nhịp và digitalis có thể gây nhịp tim chậm. Tác dụng hạ huyết áp của guanethidin sẽ tăng lên bởi các thuốc hạ huyết áp khác như reserpin, methyldopa, thuốc giãn mạch (đặc biệt minoxidil), thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn beta hoặc thuốc ức chế men chuyển đổi angiotensin và rượu. Tác dụng hạ huyết áp của thuốc bị giảm bởi clorpromazin, dẫn chất phenothiazin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ngừa thai. Không nên dùng quá liều, vì thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế dẫn đến ngất, nhịp tim chậm, mệt mỏi, chóng mặt, nhìn mờ, yếu cơ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy nặng và thiểu niệu.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp an toàn nhờ thảo dược

Nếu như sử dụng các thuốc tây y trong thời gian dài sẽ gây hại cho gan, thận thì xu hướng dùng sản phẩm tự nhiên lại được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều người bệnh tin dùng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài để cải thiện tốt nhất tình trạng tăng huyết áp mà không lo để lại tác dụng phụ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là cao cần tây kết hợp với cao tỏi, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, nattokinase, kali clorua có tác dụng lợi tiểu, giúp giãn mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn máu, trấn tĩnh, an thần kinh, tất cả các tác dụng này đều góp phần làm giảm sức cản ngoại vi dẫn đến hạ áp. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp giảm cholesterol máu, giảm lipid máu nên làm thông thoáng lòng mạch, hạ huyết áp, tăng chuyển hóa lipid tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhờ đó, tăng cường sức khỏe toàn trạng cho cơ thể.

Hy vọng qua những thông tin vừa rồi, bạn đọc sẽ biết thêm về hiệu quả cũng như tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp guanethidine. Đừng quên đi khám để được bác sĩ chỉ dẫn phác đồ điều trị hợp lý.

Trà Giang