Tăng huyết áp là bệnh lý có xu hướng ngày càng tăng và trẻ hóa. Do bệnh diễn biến thầm lặng, ít có các biểu hiện lâm sàng nên nhiều người chủ quan. Có trường hợp đi khám mới phát hiện ra huyết áp đã ở mức rất cao (trên 180/110mmHg). Điều này rất nguy hiểm, do tăng huyết áp gây ra các biến chứng rất nặng nề cho người bệnh như: Tai biến mạch máu não, những biến chứng về tim, mắt, thận,… Việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc hạ huyết áp uống hàng ngày là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi huyết áp đã ổn định thì có nên dừng thuốc không?
Cơ chế tăng huyết áp
Theo các chuyên gia, dưới đây là 5 yếu tố tác động làm tăng huyết áp:
- Độ nhớt máu: Khi tuổi càng cao, độ nhớt máu càng tăng, từ đó làm nguy cơ mắc các bệnh lý tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ cũng tăng theo. Do vậy, với những người già, độ nhớt máu cao, áp lực lên mạch máu tăng lên, gây ra huyết áp cao.
- Độ giãn nở của mạch máu: Sự co giãn của mạch máu tác động đến huyết áp. Với những người bị cường giao cảm, hay uống rượu nhiều, hút thuốc, mỡ máu cao sẽ làm giảm, mất tính đàn hồi của mạch máu. Nếu thành mạch mềm mại thì huyết áp bình thường, thành mạch cứng sẽ làm huyết áp tăng lên.
- Nhịp tim tăng: Nhịp tim và huyết áp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ số huyết áp tỉ lệ thuận với cung lượng tim, và cung lượng tim lại tỉ lệ với tần số tim. Do vậy, huyết áp và nhịp tim tỉ lệ thuận với nhau, khi nhịp tim tăng sẽ gây tăng huyết áp và ngược lại.
- Độ trơn láng lòng mạch: Khi lòng mạch càng thông thoáng, máu lưu thông càng tốt, huyết áp ở mức bình thường. Tình trạng béo phì, mỡ máu cao làm lòng mạch bị hẹp lại, tăng áp lực của dòng máu, từ đó huyết áp tăng.
- Thể tích tuần hoàn máu: Khối lượng tuần hoàn bình thường ở người lớn có từ 4 đến 5 lít máu. Thói quen ăn mặn khiến bạn uống nhiều nước. Nước đi vào máu làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng áp lực trong máu dẫn đến tăng huyết áp.
Triệu chứng tăng huyết áp bạn cần biết
Các triệu chứng của bệnh huyết áp cao sau đây rất đáng lưu tâm:
- Nhức đầu: Nếu huyết áp của bạn đạt mức 170/105 mmHg trở lên thì sẽ rất dễ xuất hiện các cơn đau đầu. Khi đó, cần phải áp dụng các phương pháp điều trị khẩn cấp.
- Chảy máu mũi: Một dấu hiệu của tăng huyết áp thường xuất hiện là chảy máu mũi. Nếu bạn cảm thấy đau đầu, chảy máu mũi, cảm giác cơ thể nóng bừng bừng thì tốt nhất, hãy tới các cơ sở y tế để kiểm tra huyết áp.
- Tổn thương thị giác: Xuất hiện một số các vết máu nằm trong mắt và cảm giác khó nhìn thì đây cũng là một trong những triệu chứng tăng huyết áp.
- Cảm giác tê, ngứa ran: Khi bị tăng huyết áp liên tục thì sẽ dẫn tới sự tê liệt của các sợi thần kinh, gây ra cảm giác tê ngứa.
- Cảm giác buồn nôn, khó thở: Đây là một trong những biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với nhiều vấn đề sức khỏe khác, vì vậy, cần phải được khám để chẩn đoán chính xác.
- Chóng mặt, choáng: Do áp lực máu đưa lên não tăng cao nên rất dễ làm bạn cảm thấy mất thăng bằng, choáng váng, tệ hơn nữa có thể bị ngất, thậm chí đột quỵ.
Có nên dừng thuốc hạ huyết áp uống hàng ngày khi huyết áp đã ổn định?
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hạ huyết áp tốt nhất phù hợp với tình trạng cụ thể. Các thuốc hạ huyết áp uống hàng ngày thường có chứa hoạt chất metoprolol như nhóm thuốc chẹn beta giao cảm,... Việc huyết áp của bạn đã trở về mức bình thường và ổn định cho thấy hiệu quả điều trị của thuốc rất rõ rệt. Trong quá trình dùng thuốc metoprolol, nếu bạn thấy có các phản ứng phụ như: Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, chậm nhịp tim, phù và đau vùng trước tim, buồn nôn, nôn, đau bụng, co thắt phế quản (gây ra các cơn khó thở), lạnh tay chân,... thì cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn. Không tự ý tăng, giảm liều dùng thuốc khi chưa có chỉ định.
Việc điều trị tăng huyết áp nhằm mục đích: Phòng ngừa lâu dài các biến chứng, điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa sự tiến triển của bệnh. Người bệnh tăng huyết áp cần tuân thủ một nguyên tắc điều trị quan trọng nhất, nhằm giảm các tai biến do tăng huyết áp, đó là: Điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài, thậm chí suốt đời. Nguyên tắc này dễ bị người bệnh bỏ quên nhất. Bởi sau khi dùng thuốc một thời gian, thấy khỏe mạnh, huyết áp đo bình thường, một số người lại muốn bỏ thuốc hoặc uống thuốc không đều đặn. Cho đến khi xuất hiện trở lại các triệu chứng, biến chứng hoặc đo huyết áp thấy cao, lúc đấy mới lại dùng thuốc. Điều trị như vậy sẽ không có tác dụng dự phòng được các biến chứng của tăng huyết áp, nghĩa là không mang lại hiệu quả. Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp tuyệt đối không được dừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp nhờ thảo dược
Nếu như sử dụng các thuốc hạ áp trong thời gian dài sẽ gây hại cho gan, thận thì xu hướng dùng sản phẩm tự nhiên lại được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều người bệnh tin dùng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài để cải thiện một cách tốt nhất tình trạng bệnh mà không lo để lại tác dụng phụ. Những nghiên cứu trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam đã chứng minh, cần tây - một loại rau mọc ở khắp nơi trên đất nước ta có những tác dụng tốt với người bị tăng huyết áp.
Mai Anh