Tăng huyết áp là bệnh lý mà rất nhiều người gặp phải và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Họ thường thắc mắc: Có phải thói quen uống cà phê gây tăng huyết áp hay không? Cần xây dựng lối sống như thế nào để cải thiện tình trạng tăng huyết áp? Làm thế nào để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hiệu quả? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua nội dung bài viết này!

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính, xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp cao làm tăng gánh nặng cho tim, cũng là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim,… Huyết áp tối ưu là 120/80 mmHg. Trong đó, 120 là con số biểu thị cho huyết áp tâm thu. Còn 80 là con số biểu thị cho huyết áp tâm trương. Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì gọi là tăng huyết áp.

Bệnh tăng huyết áp hiện nay có đến 85 - 90% số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân (gọi là tăng huyết áp nguyên phát) và 10 - 15% tìm thấy nguyên nhân (gọi là tăng huyết áp thứ phát). Tăng huyết áp nguyên phát chịu sự chi phối của:

– Yếu tố gia đình: Nếu có cha mẹ, anh chị em ruột bị tăng huyết áp thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn người khác.

– Ðàn ông: Ðàn ông dễ bị tăng huyết áp hơn phụ nữ. 

– Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ tăng huyết áp càng lớn.

– Bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, mỡ máu cao.

– Thừa cân, béo phì, uống rượu, hút thuốc lá, lười vận động, thời tiết,...

Bên cạnh đó, tăng huyết áp thứ phát thường do những nguyên nhân sau gây ra:

- Nguyên nhân tại thận: Viêm cầu thận cấp/mạn tính, suy thận, thận đa nang, thận ứ nước, u tăng tiết renin, hẹp động mạch thận,…

- Nguyên nhân nội tiết: Hội chứng Conn, hội chứng Cushing, phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh, u tủy thượng thận, tăng canxi máu, cường giáp, bệnh to đầu chi,…

- Nguyên nhân tim mạch: Hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ, hở van động mạch chủ,…

- Một số nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén, bệnh tăng hồng cầu, nhiễm toan hô hấp, sử dụng thuốc corticoid kéo dài, thuốc tránh thai,…

Có phải thói quen uống cà phê gây tăng huyết áp không?

Theo các nghiên cứu, caffein có trong cà phê thường tốt cho sức khỏe khi tiêu thụ ít hơn 400 mg/ngày. Tuy nhiên, nếu uống nhiều hơn mức này có thể làm xuất hiện các tác động tiêu cực. Caffein có thể làm tăng huyết áp ngắn hạn (trong 3 - 6 giờ, cao nhất là sau khi uống 1 - 2 giờ).  Một số nhà nghiên cứu tin rằng, caffein gây ức chế loại hormone có tác dụng giữ cho động mạch ở trạng thái bình thường. Theo vài nghiên cứu khác, chất caffein kích thích tuyến thượng thận giải phóng thêm adrenalin, làm tăng huyết áp.

Theo dõi một số người thường xuyên dùng đồ uống chứa caffein thấy rằng, họ có huyết áp trung bình cao hơn những người không uống. Để kiểm tra xem cà phê có làm tăng huyết áp của bạn hay không, hãy đo huyết áp trước khi uống 1 tách cà phê 30 - 120 phút và sau khi dùng. Nếu tăng 5 - 10 mmHg, nghĩa là huyết áp của bạn nhạy cảm với caffein. Nếu bạn muốn cắt giảm lượng cà phê dùng mỗi ngày, hãy bớt từ từ để tránh tình trạng đau đầu do giảm đột ngột lượng caffein. Vậy nên, nếu bị tăng huyết áp, bạn nên giới hạn lượng caffein nạp vào cơ thể trong khoảng dưới 200mg/ngày. Bên cạnh đó, tránh dùng cà phê ngay trước khi vận động mạnh.

Thay đổi lối sống thế nào để hạ huyết áp?

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc thay đổi 5 nhân tố liên quan đến lối sống dưới đây có thể giúp hạ huyết áp an toàn. Vì thế, họ đã đưa ra các thông số về lối sống khỏe mạnh, giúp hạ cao huyết áp như sau:

- Hạn chế đồ uống chứa cồn: Cồn trong rượu, bia chính là nguyên nhân làm bệnh tăng huyết áp có nguy cơ chuyển biến nặng hơn. Cứ hấp thu 10g cồn, huyết áp tăng lên khoảng 1 mmHg. Uống rượu, bia quá nhiều làm huyết áp tăng đột biến tạm thời. Nhưng nếu liên tục lạm dụng rượu bia, bệnh có nguy cơ biến thành mạn tính. Vậy nên, bạn cần kiểm soát để lượng cồn tiêu thụ nhỏ hơn 50g/tuần.

- Không hút thuốc: Hút thuốc tác động lên hệ tim mạch và là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh động mạch vành, tăng huyết áp.

- Ăn nhiều rau quả mỗi ngày: Áp dụng chế độ ăn tăng cường các loại thực phẩm giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên, không độc hại như: Rau bina, tỏi, cà chua, khoai tây, nước dừa,…

- Duy trì cân nặng trong khoảng bình thường (chỉ số khối cơ thể BMI < 25): Thừa cân góp phần làm tăng huyết áp. Vì vậy, bạn hãy duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm lượng calo trong chế độ ăn và tăng cường hoạt động thể chất.

- Hoạt động thể chất và di chuyển nhiều hơn: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tim khỏe mạnh, bơm máu nhiều và chịu ít kháng trở hơn. Khi đó, áp lực lên thành mạch giảm, dẫn đến hạ huyết áp. Việc tập luyện cần được duy trì thường xuyên. Phải mất từ 1 - 3 tháng thì quá trình này mới có tác động đến huyết áp.

Giải pháp hỗ trợ hạ huyết áp an toàn, hiệu quả

Hiện nay, có nhiều cách điều trị tăng huyết áp nhưng đều phải hướng đến mục tiêu:

- Trước mắt là cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, chân tay run rẩy, tim đập nhanh,...

- Về lâu dài nhằm: Giảm sức cản động mạch ngoại vi thông qua tác dụng giãn mạch, làm giảm và ngăn ngừa hình thành các mảng vữa xơ gây tắc hẹp lòng mạch, thư giãn thần kinh, tác dụng giảm thể tích tuần hoàn (lợi tiểu), giảm độ nhớt của máu,…

Bên cạnh việc hướng tới một lối sống lành mạnh, bạn có thể sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ hạ huyết áp an toàn, hiệu quả.

Với thành phần chính là cao cần tây, kết hợp với cao tỏi, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, nattokinase, kali clorua,... Sản phẩm đáp ứng được cả mục tiêu trước mắt và lâu dài trong điều trị tăng huyết áp, có tác dụng lợi tiểu, giúp giãn mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn máu, trấn tĩnh, an thần kinh, góp phần làm giảm sức cản ngoại vi dẫn đến hạ áp. Đồng thời, sản phẩm giúp giảm cholesterol máu, giảm lipid máu nên làm thông thoáng lòng mạch, hạ huyết áp, tăng chuyển hóa lipid tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Linh An