Tác giả: Mai Ly | Cố vấn chuyên môn: Chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân
Chữa huyết áp cao là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải điều trị kiên trì. Ngoài việc tuân thủ cách dùng thuốc và thực hiện lối sống lành mạnh thì xu hướng dùng thảo mộc có sẵn trong thiên nhiên để điều trị bệnh cao huyết áp đang được nhiều người áp dụng. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số loại thảo dược trị cao huyết áp mang lại hiệu quả bất ngờ.
Thế nào là cao huyết áp?
Huyết áp là áp suất của máu trong cơ thể, được xác định bằng lưu lượng máu bơm vào tim cùng với sự đáp ứng lượng máu ra trong động mạch. Như vậy, nếu lượng máu vào nhiều và động mạch càng nhỏ, hẹp thì chỉ số huyết áp sẽ càng cao. Hiểu một cách rõ hơn, khi tim đập, áp lực đẩy máu qua mạng lưới động mạch, tĩnh mạch vận chuyển tới mao mạch, nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Áp lực mà máu di chuyển trong quá trình trên là kết quả của hai loại lực:
- Lực thứ nhất xuất hiện khi tim đập, đẩy lượng máu vào các đường động mạch chính. Chỉ số huyết áp được đo lúc này gọi là huyết áp tâm thu;
- Lực thứ hai xuất hiện khi tim nghỉ giữa các nhịp đập. Chỉ số huyết áp được đo lúc này được gọi là huyết áp tâm trương.
Chỉ số huyết áp sẽ được ghi dưới dạng 2 chỉ số theo đơn vị milimet thủy ngân (mmHg). Bình thường, chỉ số huyết áp tâm thu dao động trong khoảng 120 – 140mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương dao động từ 80 – 90mmHg. Người bị huyết áp cao sẽ có các chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương lớn hơn ngưỡng trên. Tuy nhiên, để xác định một người có bị cao huyết áp hay không, người ta phải đo huyết áp trong nhiều ngày và ghi nhận nếu các chỉ số đo được cao hơn mức bình thường.
Nguyên nhân và triệu chứng cao huyết áp
Hầu hết nguyên nhân gây cao huyết áp là do tuổi tác và thói quen sinh hoạt. Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa và động mạch, tĩnh mạch cũng như mạch máu trong cơ thể sẽ thu hẹp lại. Điều này gây tăng áp suất máu trong cơ thể và dẫn đến huyết áp cao. Tiêu thụ quá nhiều chất béo, đạm,… cùng với chế độ sinh hoạt lười vận động, cholesterol tăng quá cao trong máu, làm xơ vữa, vón cục lại trong mạch máu cũng là tác nhân gây cao huyết áp. Các triệu chứng của bệnh huyết áp cao sau đây rất đáng lưu tâm:
- Nhức đầu: Nếu huyết áp của bạn đạt mức 170/105 mmHg trở lên thì sẽ rất dễ xuất hiện các cơn đau đầu. Khi đó, cần phải áp dụng các phương pháp điều trị khẩn cấp.
- Chảy máu mũi: Một dấu hiệu của bệnh cao huyết áp thường xuất hiện là chảy máu mũi. Nếu bạn cảm thấy đau đầu, chảy máu mũi, cảm giác cơ thể nóng bừng bừng thì tốt nhất, hãy tới các cơ sở y tế để kiểm tra huyết áp.
- Tổn thương thị giác: Xuất hiện một số các vết máu nằm trong mắt và cảm giác khó nhìn thì đây cũng là một trong những triệu chứng huyết áp cao.
- Cảm giác tê, ngứa ran: Khi bị tăng huyết áp liên tục thì sẽ dẫn tới sự tê liệt của các sợi thần kinh, gây ra cảm giác tê ngứa.
- Cảm giác buồn nôn, khó thở: Đây là một trong những biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với nhiều vấn đề sức khỏe khác, vì vậy, cần phải được khám để chẩn đoán chính xác.
- Chóng mặt, choáng: Do áp lực máu đưa lên não tăng cao nên rất dễ làm bạn cảm thấy mất thăng bằng, choáng váng, tệ hơn nữa có thể bị ngất, thậm chí đột quỵ.
Triệu chứng bệnh tăng huyết áp
Thảo dược trị cao huyết áp tốt nhất hiện nay
Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống khoa học thì sử dụng thảo dược trị cao huyết áp không chỉ giúp ổn định huyết áp lâu dài mà còn lành tính, không gây tác dụng phụ. Do đó, đây là một trong những biện pháp điều trị huyết áp cao hiệu quả ngày càng được tin dùng hiện nay. Video dưới đây là tư vấn của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về cách sử dụng thảo dược điều trị cao huyết áp:
Hòe hoa được xem là thảo dược hữu ích trong việc điều trị huyết áp cao. Tác dụng hạ huyết áp của hòe hoa chủ yếu thông qua rutin – một loại vitamin P có tác dụng nâng cao độ bền của thành mạch, từ đó giúp hạ huyết áp, duy trì huyết áp ổn định. Trong hòe hoa chứa tới 6 – 30% rutin nên được ứng dụng rộng rãi trong điều trị huyết áp cao.
Nếu như hòe hoa còn hơi xa lạ với nhiều người thì có một loại thảo dược quen thuộc cũng được chứng minh mang lại hiệu quả tích cực trong hỗ trợ điều trị cao huyết áp, đó là cần tây. Theo Đông y, cần tây có có vị chát, mùi nồng, tính lương (mát). Quy vào 2 kinh vị và can. Từ xa xưa, cha ông ta biết đến tác dụng bình can thanh nhiệt (mát gan), tỉnh não kiện thần (cải thiện thần kinh), giải độc... nên cần tây được dùng để trị tăng huyết áp, kèm theo chứng chóng mặt hoa mắt đau đầu, mặt hồng mắt đỏ; xơ cứng mạch máu, thần kinh suy nhược... Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy: Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời cần tây còn có tác dụng làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.