Tác giả: Mai Chi | Cố vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh

Bệnh suy thận và hội chứng tăng huyết áp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thực tế cho thấy, suy thận mạn là nguyên nhân chính gây ra tăng huyết áp thứ phát. Ngược lại, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính khiến cho triệu chứng suy thận mạn ngày càng trầm trọng và gây tử vong trong thời gian ngắn. Vậy điều trị tăng huyết áp trong suy thận mạn như thế nào thì hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!

Tăng huyết áp trong suy thận mạn theo đánh giá của chuyên gia

Suy thận mạn và tăng huyết áp có mối quan hệ 2 chiều. Biến chứng suy thận gây tăng huyết áp và tăng huyết áp làm tổn thương thận. Tăng huyết áp gây tổn thương thận ở mức nhẹ nhất là khiến cho màng lọc cầu thận đào thải protein ra ngoài cơ thể qua nước tiểu hay còn gọi là albumin niệu. Vậy PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh đánh giá như thế nào về tình trạng tăng huyết áp trong suy thận mạn?

Tăng huyết áp là biến chứng điển hình ở người bị suy thận mạn. Đây còn là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch thận, làm cho động mạch thận bị chai và hẹp dần lại, khiến cho việc lưu thông máu trong thận giảm đáng kể. Do đó, trong điều trị bệnh suy thận mạn, cần ổn định huyết áp trước tiên để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Điều trị tăng huyết áp khi bị suy thận mạn như thế nào?

Thận trọng khi đánh giá ban đầu và thường xuyên tái đánh giá rất cần thiết để kiểm soát huyết áp hiệu quả ở người suy thận mạn. Cụ thể:

Chế độ ăn và thay đổi lối sống

- Hạn chế muối < 2,4g/ ngày = “không nêm, không chấm”.

- Chế độ ăn kiêng thay đổi theo từng giai đoạn suy thận mạn.

- Điều chỉnh lối sống, tập thể dục thường xuyên.

Lưu ý: Các thành phần dinh dưỡng và chất khoáng trong chế độ ăn DASH theo JNC 7 và điều chỉnh theo từng giai đoạn bệnh thận mạn.

Dùng thuốc hạ áp

- Thuốc ACEI hoặc ARB: Hiệu quả trong việc làm chậm tiến triển bệnh thận có vi đạm niệu do đái tháo đường type 1 hoặc type 2. Nên được sử dụng liều trung bình đến cao. ACEI và ARB có thể phối hợp để làm giảm huyết áp và đạm niệu. Ngừng sử dụng ACEI và ARB nếu: GFR giảm > 30% so với giá trị cơ bản trong 4 tháng hoặc Kali máu ≥ 5,5 mmol/l.

- Thuốc lợi tiểu

Thiazides 1 lần/ngày và sử dụng khi có GFR ≥ 30 ml/ph (suy thận độ 1 – 3).

Lợi tiểu quai nên dành cho bệnh nhân có GFR < 30 ml/ph (suy thận độ 4 – 5).

Lợi tiểu quai kết hợp với thiazides có thể sử dụng cho người suy thận bị phù. Lợi tiểu giữ kali nên được sử dụng thận trọng ở người suy thận có GFR < 30 ml/ph, dùng đồng thời ACEI hoặc ARB ở người có nguy cơ tăng kali máu.

- Thuốc chẹn kênh canxi: Nhóm DHP và non DHP hiệu quả trong hạ áp và giảm nguy cơ tim mạch. Nhóm Non DHP có hiệu quả trong giảm đạm niệu. Nhóm DHP tuy không có hiệu quả giảm đạm niệu nếu sử dụng một mình nhưng khi phối hợp với ACEI hoặc ARB có tác dụng làm chậm tiến triển bệnh thận.

- Thuốc chẹn beta: Làm hạ áp và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, thuốc gây ra các rối loạn chuyển hóa lipid và kháng insulin.

- Các thuốc hạ áp khác: Ức chế thụ thể alpha trung ương, ức chế chọn lọc thụ thể alpha1, thuốc giãn mạch trực tiếp như hydralazine,…

Giải pháp tốt giúp cải thiện triệu chứng tăng huyết áp cho người suy thận

Hiện nay, một giải pháp được rất nhiều các chuyên gia và người dùng tin tưởng là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính là cao cần tây. Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy: Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời cần tây còn làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.