Tăng huyết áp đang trở thành mối quan tâm trên toàn cầu bởi mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra. Đơn thuốc điều trị tăng huyết áp được chỉ định để giúp kiểm soát huyết áp trong giới hạn mục tiêu. Vậy những loại thuốc thường dùng là gì? Hãy cùng tìm hiểu.
Tăng huyết áp là gì? Khi nào nên dùng thuốc trị tăng huyết áp?
Tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều loại bệnh tật, thậm chí gây tử vong. Thế nhưng trên thực tế, nhiều người bị tăng huyết áp có dùng thuốc mà vẫn không kiểm soát được huyết áp. Vậy tăng huyết áp là gì và khi nào nên dùng thuốc trị tăng huyết áp?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp tốt nhất nên ở mức 120/80mmHg, trong đó, 120 là huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và 80 là huyết áp tâm trương (chỉ số dưới). Tăng huyết áp là khi 2 chỉ số trên dưới cao hơn 140/90mmHg.
Trước đây, WHO (1998) và hội nghị HA thế giới lần thứ 22 (2003) quy định: Nếu huyết áp ≥ 140/90mmHg mà sau 1 năm thay đối lối sống không có hiệu quả hoặc có kèm nguy cơ (như đái tháo đường), người bị tăng huyết áp mới dùng thuốc. Theo đó, nếu không có hai điều kiện trên, dùng thuốc khi huyết áp khoảng 159/99mmHg, tức là khởi đầu dùng thuốc khá muộn, giai đoạn cuối độ I.
Hiện nay, hướng dẫn của Hội Huyết áp châu Âu (ESH - 2007, ESH - 2009) và của Mỹ (UN-7) quy định: Người dưới 80 tuổi nếu không kèm theo nguy cơ, khởi đầu điều trị khi huyết áp ≥ 140/90mmHg; Còn nếu có yếu tố nguy cơ thì nên bắt đầu điều trị khi huyết áp ≥ 130/85mmHg mà không cần chờ kết quả việc thay đổi lối sống. Như vậy, việc khởi đầu dùng thuốc sớm hơn trước khá nhiều.
Đơn thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến hiện nay
Dùng thuốc sớm làm chậm sự tiến triển của bệnh, đưa huyết áp về đích điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm. Vậy đơn thuốc điều trị tăng huyết áp phổ biến hiện nay là gì?
Mục tiêu điều trị tăng huyết áp hiện nay
Việc điều trị tăng huyết áp cần phải đạt được huyết áp mục tiêu, từ đó giúp giảm thiểu và tránh được các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp như:
- Giảm 40% khả năng bị đứt các mạch máu não.
- Giảm 50% khả năng bị suy tim mạn tính.
- Giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát,…
Các loại thuốc điều trị tăng huyết áp thường dùng
Có rất nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác nhau có tác dụng hạ huyết áp, bảo vệ các cơ quan đích. Tuy nhiên có thể xếp thành 7 nhóm thuốc chính là: Nhóm các thuốc lợi tiểu, nhóm chẹn kênh canxi, nhóm chẹn bê-ta giao cảm, nhóm chẹn alpha giao cảm, nhóm ức chế men chuyển, nhóm chẹn thụ thể angiotensin, nhóm tác động thần kinh trung ương. Mỗi nhóm thuốc này có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
Tại sao thuốc tây không phải là giải pháp tối ưu cho người bị tăng huyết áp?
Hầu hết các thuốc sử dụng điều trị tăng huyết áp đều có tác dụng phụ (ít hoặc nhiều). Cụ thể:
- Nhóm thuốc lợi tiểu: Có thể gây hạ huyết áp thể đứng hoặc biến đổi nồng độ lipid máu gây hạ canxi, kali, magiê máu, gây liệt dương (nam giới) và gây tăng đường huyết.
- Nhóm thuốc chẹn bêta có tác dụng phụ là co thắt mạch ngoại vi, làm chậm nhịp tim, co thắt phế quản, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.
- Nhóm ức chế men chuyển có tác dụng phụ như suy thận, phù mạch, nhức đầu, mệt mỏi, sụt cân, choáng váng, rối loạn men gan, rối loạn vị giác, đau cơ, khớp hoặc gây liệt dương (nam giới), hạ huyết áp thể đứng, buồn nôn, nhức đầu, choáng váng, phù ngoại vi, đặc biệt là ho khan dai dẳng không có thuốc nào chữa được, trừ khi ngừng dùng thuốc ức chế men chuyển.
- Nhóm chẹn kênh canxi có thể xảy ra nhức đầu, mệt mỏi, hồi hộp, choáng váng,...
- Nhóm thuốc giãn mạch gây nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, đỏ bừng mặt, giữ nước, sung huyết mũi, đau ngực, sử dụng lâu ngày có thể gây tổn hại mô liên kết gây nên bệnh lupus.
- Nhóm thuốc tác động vào hệ thần kinh trung ương gây khô miệng, buồn ngủ, giữ nước, nhịp tim chậm, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn.
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị tăng huyết áp không thể bỏ lỡ
Như vậy, điểm qua một số nhóm thuốc trong điều trị tăng huyết áp thì nhóm nào cũng có tác dụng phụ, không thể nói là nhóm nào có tác dụng phụ nhiều hay ít nhất. Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hỗ trợ điều trị tăng huyết áp với thành phần chính là cao cần tây vừa an toàn lại tiện dùng đang được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin dùng. Để tăng cường tác dụng của cần tây cũng như mang lại hiệu quả toàn diện trong kiểm soát huyết áp, các nhà khoa học Việt Nam đã dùng vị thuốc này làm thành phần chính kết hợp với các thảo dược quý khác như: Hoàng bá, tỏi, dâu tằm, nattokinase, magiê citrate,…