Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp sai cách được xem là vấn nạn hiện nay khi không ít người uống tân dược theo đơn của người khác, sử dụng 1 đơn thuốc kéo dài mà không tái khám, chủ quan hoặc thiếu hiểu biết nên không chạy chữa Theo giới chuyên gia, đây là nguyên nhân khiến huyết áp không được kiểm soát, dẫn đến hàng loạt biến chứng khó phục hồi, trong đó có đột quỵ. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn!
Tăng huyết áp là gì?
Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Huyết áp được đo bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch lúc tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Ví dụ 120/80 mmHg (trong đó, mmHg là milimet thủy ngân, đây là đơn vị dùng để đo huyết áp).
Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 140 mmHg và tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg. Bệnh nhân có thể được coi là bị tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp bằng hoặc lớn hơn 140/90 mmHg (theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO).
Những biểu hiện hay gặp nhất của tăng huyết áp gồm: Đau đầu, giật 2 bên thái dương, choáng váng, chóng mặt, nóng bừng mặt, mất ngủ, đái đêm, chảy máu mũi, giảm thị lực, cảm giác ruồi bay, hồi hộp, đánh trống ngực,…
Tuy nhiên, đa số trường hợp là không có biểu hiện gì. Rất nhiều bệnh nhân bỗng một ngày bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, khi đến viện mới phát hiện mắc tăng huyết áp. Do đó, cách duy nhất để phát hiện bệnh là đo huyết áp thường xuyên.
Để điều trị tăng huyết áp, việc dùng thuốc tân dược là cần thiết. Tuy nhiên, tự ý uống thuốc không theo chỉ dẫn của người có chuyên môn là cách nhanh nhất để đưa “tử thần” đến gặp bạn. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Thực trạng bệnh và cách dùng thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay
Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Đối với người tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) tăng gấp 4 lần, khả năng bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần so với bình thường. Do là bệnh mạn tính, người mắc sẽ phải dùng thuốc suốt đời. Việc điều trị tăng huyết áp hiện nay có 2 tồn tại rất lớn, đó là:
Bệnh nhân có thói quen dùng đơn thuốc điều trị tăng huyết áp của người khác
Người Việt có thói quen mách nhau rồi tự ý mua, uống thuốc tại nhà hoặc chỉ đi khám 1 lần rồi dùng đơn thuốc đó mãi mãi.
Tuy nhiên, người bị tăng huyết áp tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. Về nguyên tắc, bác sĩ sẽ phải khám, điều trị theo dõi. Giai đoạn đầu, khi huyết áp chưa ổn định, bệnh nhân có thể phải tái khám 1 lần/tuần, rồi 2 tuần, 1 tháng,... Sau đó, cứ mỗi 3 tháng cần khám lại định kỳ hoặc gặp bác sĩ ngay khi huyết áp tăng đột biến.
Khi tuân thủ uống thuốc đều đặn, điều chỉnh lối sống,... huyết áp sẽ dần ổn định. Mỗi đơn thuốc chỉ có giá trị trong 1 đợt trị liệu. Liều lượng có thể tăng hoặc giảm cho phù hợp với tình trạng bệnh. Do vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hoặc dùng tăng/giảm thuốc. Điều này cực kỳ nguy hiểm.
Gần 6 triệu người không biết mình bị bệnh
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 11 triệu bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, hơn nửa số này không biết mình bị bệnh, duy chỉ có khoảng 1,2 triệu người được điều trị thường xuyên.
Hầu hết trường hợp phát hiện bị tăng huyết áp khi tình cờ đi khám bệnh khác hoặc tham gia các chương trình tầm soát.
Đáng lưu ý, tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hoá và gia tăng không ngừng. Năm 2016, theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn từ 18 tuổi trở lên tới 47,5%.
Nếu tăng huyết áp kéo dài không điều trị, một tỷ lệ lớn bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng như: Nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, thiếu máu não, suy thận, xuất huyết mắt, tổn thương đáy mắt gây mù loà,…
Như đã nói ở trên, tăng huyết áp thường không có biểu hiện rõ ràng. Vì thế, mọi người nên kiểm tra huyết áp từ sớm theo định kỳ, từ đó có biện pháp điều trị hợp lý.
Nên làm gì để cải thiện bệnh tăng huyết áp?
Để cải thiện bệnh tăng huyết áp, bạn nên dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định của chuyên gia. Tuyệt đối không tự ý sử dụng và nhớ tái khám thường xuyên. Một số loại thuốc có thể được kê đơn là:
- Thuốc ức chế men chuyển.
- Thuốc chẹn kênh canxi.
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc chẹn beta,...
Bên cạnh đó, thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống hợp lý cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên:
- Giảm dùng muối.
- Ăn nhiều rau quả.
- Hạn chế bia, rượu, không hút thuốc lá.
- Vận động thường xuyên,…
- Tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc.
Giải pháp hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp hiệu quả, an toàn
Để cải thiện tình trạng tăng huyết áp, việc dùng thuốc tây đúng chỉ định để ổn định chỉ số huyết áp là cần thiết. Tuy vậy, thuốc tây lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khó lường. Tân dược chỉ có tác động 1 chiều, tức là làm huyết áp hạ xuống bất kể lúc nghỉ ngơi hay hoạt động. Vậy nên, khi chỉ nghỉ ngơi thì người bệnh sẽ không thấy mệt mỏi, nhưng khi hoạt động là lập tức cảm thấy đuối sức. Bên cạnh đó, thuốc tây chỉ tác động được vào 1 trong 5 cơ chế gây tăng huyết áp, dùng lâu dài dễ gây nhờn thuốc và dẫn đến nhiều tác dụng phụ khôn lường như: Nhờn thuốc, mệt mỏi, yếu sinh lý, ho, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, trầm cảm, mất ngủ,...
Thanh Lam