Thuốc điều trị tăng huyết áp được chứng minh có tác dụng nhanh, tuy nhiên, nếu dùng lâu dài dễ dẫn đến tác dụng phụ, trong đó có tình trạng ho xé lồng ngực. Vậy giải pháp nào giúp ổn định huyết áp an toàn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

“Phát hoảng” vì tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp

Thuốc điều trị tăng huyết áp có rất nhiều nhóm như: Nhóm lợi tiểu, nhóm tác động lên hệ thần kinh trung ương, nhóm chẹn bê-ta, nhóm chẹn canxi, nhóm thuốc ức chế men chuyển và nhóm thuốc giãn mạch. Trong đó, thuốc ức chế men chuyển đổi (ACE) hoạt động với vai trò giúp thư giãn các mạch máu. Các chất ức chế ACE ngăn chặn một loại enzyme trong cơ thể sản xuất Angiotensin II, một chất làm hẹp mạch máu và giải phóng các hormone có thể làm tăng huyết áp. Việc thu hẹp mạch máu này có thể gây ra huyết áp cao và khiến tim hoạt động mạnh hơn. Enzyme ACE bị ức chế hình thành, tức là quá trình chuyển hóa Angiotensin I thành Engiotensin II không thể diễn ra, từ đó kéo theo hiện tượng giãn mạch máu và giảm huyết áp.

Lựa chọn loại thuốc nào tốt nhất trong nhóm ức chế men chuyển ACE tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và tình trạng được điều trị. Những người bị bệnh thận mạn tính có thể được hưởng lợi từ chất ức chế ACE có trong các loại thuốc của họ. Người dân châu Phi cũng như nhóm người già đáp ứng tốt với các chất ức chế ACE hơn là những người da trắng và trẻ hơn. Chuyên gia có thể kê toa các loại thuốc khác ngoài chất ức chế ACE, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chẹn kênh canxi như là một phần trong phương án điều trị tăng huyết áp. Chất ức chế ACE thường được dùng 1 lần/ ngày.

Mặc dù rất hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp người bệnh, tuy nhiên, các thuốc ACE có thể gây ho khan dữ dội. Tỷ lệ gặp biến chứng ho do thuốc ức chế men chuyển ACE vào khoảng 5 - 30%. Nguyên nhân là do thuốc gây ức chế phân hủy chất bradykinin, chất này dư thừa sẽ dẫn đến kích thích ho ở đường hô hấp. Thuốc ACE có thể gây ho mà không phụ thuộc vào liều dùng, nghĩa là người bệnh có thể bị ho ngay từ liều nhỏ nhất có thể và khi tăng liều điều trị người bệnh cũng không ho nặng hơn. Nhiều trường hợp, người bệnh chỉ cần dừng thuốc từ 3 - 5 ngày là cơn ho tự hết, tuy nhiên có người phải sau 2 tháng ngừng thuốc, cơn ho mới chấm dứt. Hậu quả của cơn ho gây ra là rất nặng nề với niêm mạc vùng họng và dây thanh.

Cũng như các loại thuốc tây khác, khi sử dụng trong thời gian dài, ngoài tác dụng phụ gây ho, thuốc ức chế ACE có thể gây nhiều tác dụng phụ khác bao gồm: Tăng kali máu, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mất vị giác,… Tình trạng ho khan xảy ra khi phế quản bị kích thích, có khi dai dẳng, không thuốc nào chữa khỏi. Với thuốc gây ho khan nhẹ, có thể chia liều trong ngày ra dùng nhiều lần sẽ đỡ hơn, song phần lớn phải thay bằng thuốc khác. Trong những trường hợp hiếm gặp, các chất ức chế ACE có thể khiến một số vùng mô sưng lên (phù mạch). Nếu nó xảy ra ở cổ họng có thể đe dọa đến tính mạng. Bên cạnh đó, các chất ức chế ACE có thể gây dị tật bẩm sinh, nên hãy nói chuyện với chuyên gia về các lựa chọn khác để điều trị tăng huyết áp nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai.

Giải pháp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp dành cho bạn

Nếu như sử dụng các thuốc tây y điều trị tăng huyết áp trong thời gian dài sẽ gây hại cho phổi, gan, thận thì xu hướng dùng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát huyết áp từ tự nhiên lại được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin dùng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài để cải thiện tốt nhất tình trạng tăng huyết áp mà không lo để lại tác dụng phụ.

Hải Vân