Huyết áp cao là tình trạng phổ biến hiện nay. Nhiều người lầm tưởng rằng, chỉ những người có tính cách nóng nảy, căng thẳng, lo lắng hay bồn chồn thì mới bị cao huyết áp. Sự thật là, cao huyết áp không không phụ thuộc vào đặc điểm tính cách, dù bạn là người bình tĩnh và luôn cảm thấy thoải mái, thì vẫn có thể bị huyết áp cao. Vậy cụ thể tình trạng cao huyết áp là gì và huyết áp cao là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
Huyết áp cao là bao nhiêu?
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch, càng nhiều máu bơm vào tim sẽ khiến động mạch hẹp lại, huyết áp càng cao. Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Vậy huyết áp bình thường và huyết áp cao là bao nhiêu?
Ở người bình thường, chỉ số huyết áp dưới 120/80 mmHg. Tiền tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 - 139 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg. Bạn được xác định bị cao huyết áp khi: Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và tâm trương ≥ 90 mmHg.
Huyết áp cao có nguy hiểm không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu không thể xem thường. Tình trạng này diễn biến âm thầm, kéo dài từ 15 - 20 năm mà bạn không hề hay biết. Cao huyết áp có yếu tố di truyền nhất định, những người có nguy cơ mắc bệnh là người béo phì hoặc cholesterol cao (mỡ máu),...
Theo Hội Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở những người từ 25 tuổi trở lên chiếm 25,1%. Trong những năm gần đây, bệnh lý cao huyết áp đang được trẻ hóa, tỷ lệ tiền cao huyết áp cũng gia tăng nhanh chóng. Cao huyết áp làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến thị lực. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, cao huyết áp còn dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như suy thận, đột quỵ,...
Khi bị huyết áp cao nên làm gì?
Cao huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy, cách duy nhất để biết nếu bạn bị cao huyết áp là đo huyết áp. Điều trị cao huyết áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ nghiêm trọng và các nguy cơ liên quan,…
Trường hợp huyết áp tăng nhẹ: Chuyên gia có thể gợi ý một số thay đổi lối sống nếu huyết áp chỉ tăng nhẹ và nguy cơ phát triển bệnh tim mạch chưa quá lớn.
Huyết áp tăng cao: Nếu huyết áp cao và nguy cơ phát triển bệnh tim mạch trong 10 năm tới là trên 20% thì bạn sẽ được kê đơn thuốc và nhận lời khuyên thay đổi lối sống. Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp có thể là:
- Nhóm thuốc lợi tiểu;
- Nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương;
- Nhóm thuốc chẹn beta;
- Nhóm thuốc đối kháng canxi;
- Nhóm thuốc ức chế men chuyển.
Cao huyết áp trầm trọng: Nếu huyết áp đạt từ 180/110 mmHg trở lên, bạn sẽ phải điều trị chuyên khoa.
Giải pháp hỗ trợ điều trị huyết áp cao đã được chứng minh an toàn, hiệu quả
Các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống; Điều chỉnh khẩu phần ăn; Cắt giảm lượng đường; Đặt mục tiêu giảm cân nếu thừa cân; Theo dõi huyết áp thường xuyên,… để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp. Cùng với đó, hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm từ thảo dược.
Nhật Anh