Tình trạng cao huyết áp ngày càng trở nên phổ biến nhưng không phải ai cũng biết huyết áp cao là từ bao nhiêu? Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh? Có cách nào ổn định huyết áp, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết này. Đừng bỏ lỡ!

Huyết áp cao là từ bao nhiêu?

Cao huyết áp là bệnh lý mạn tính, xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng lên. Huyết áp cao gây ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành,, nhồi máu cơ tim,... Vậy huyết áp cao là từ bao nhiêu? Tùy vào mức độ nghiêm trọng, cao huyết áp được phân loại như sau:

- Huyết áp bình thường: Dưới 120/80 mmHg.

- Huyết áp tối ưu: 120/80 mmHg.

- Tiền cao huyết áp khi: Vượt mức 120/80 mmHg đến 130/89 mmHg.

- Cao huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên.

- Cao huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên.

- Cao huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên.

Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân cao huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị cao huyết áp có thể một số dấu hiệu thoáng qua như: Đau đầu, khó thở hoặc hiếm hơn là chảy máu cam. Triệu chứng cao huyết áp thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ hoặc kiểm tra tình trạng sức khỏe khác. Đúng như cái tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, những triệu chứng của bệnh đều được phát hiện khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong chớp mắt.

Nguyên nhân nào gây cao huyết áp?

Hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều không rõ nguyên nhân (gọi là cao huyết áp nguyên phát). Loại này thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới. Bên cạnh đó, cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số vấn đề sức khỏe như: Bệnh thận, u tuyến giáp hay do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu, bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 - 10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể kiểm soát được huyết áp. Đối với cao huyết áp gây ra do tác dụng không mong muốn của thuốc, sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về mức bình thường. Trẻ em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, mắc cao huyết áp thứ phát thì nguyên nhân thường là do vấn đề sức khỏe khác gây ra, điển hình như bệnh thận.

Sau đây là một số đối tượng phổ biến của bệnh cao huyết áp:

- Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duy trì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp.

- Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này.

- Tiền sử gia đình: Nguy cơ bị cao huyết áp thường lớn hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.

Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bao gồm: Thừa cân, béo phì; Lối sống tĩnh tại, lười vận động; Ăn uống không lành mạnh, quá nhiều muối; Lạm dụng rượu, bia; Hút thuốc lá; Căng thẳng thường xuyên,...

Điều trị cao huyết áp như thế nào?

Mục tiêu điều trị là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, giúp cho người bệnh hạ huyết áp nhưng không mệt mỏi. Tuy nhiên, đối với người bị cao huyết áp kèm theo các bệnh liên quan như: Đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn tính, họ có thể được chỉ định liệu trình điều trị nghiêm ngặt hơn. Lưu ý, các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân cụ thể. Sau đây là các phương pháp chữa trị cao huyết áp:

Thay đổi lối sống

Biện pháp không dùng thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trò quan trọng trong liệu trình điều trị chung. Theo lời khuyên của chuyên gia, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày).

- Tập thể dục thường xuyên, vừa sức.

- Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn.

- Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc.

- Tránh nhiễm lạnh đột ngột.

- Kiểm soát tốt các bệnh liên quan.

- Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn.

- Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà.

Thuốc tây điều trị cao huyết áp

Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc theo toa. Mặc dù các phác đồ điều trị cao huyết áp đã được đưa ra và thử nghiệm rất nhiều lần. Tuy nhiên, trong suốt quá trình diễn tiến của bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi và có thể thay đổi, tăng giảm liều, phối hợp thêm hoặc bỏ bớt thuốc cho đến khi xác định được phác đồ điều trị phù hợp nhất. Hãy lưu ý về tình hình sức khỏe trước và sau khi dùng thuốc để thông báo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn. Điều trị cao huyết áp cần phải kiên trì. Không tự ý ngừng điều trị, cần phải tham vấn bác sĩ chuyên khoa. 

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp nhờ thảo dược

Bên cạnh lời khuyên thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định, các chuyên gia khuyên người bị cao huyết áp nên kết hợp dùng thêm sản phẩm từ thảo dược sẽ giúp ổn định huyết áp hiệu quả hơn, đồng thời hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần chính là cao cần tây. Một số nghiên cứu về tác dụng của cần tây cho thấy: Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời cần tây còn làm giảm lipid máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, chiết xuất cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.

Thu Hằng