Theo số liệu thống kê mới nhất của Hội Tim mạch học Việt Nam, có khoảng 48% người Việt Nam bị mắc bệnh tăng huyết áp và con số này sẽ còn tăng cao nữa trong những năm tới. Tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não,… Vậy làm thế nào để kiểm soát được bệnh này mà không cần dùng thuốc tây trường kỳ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Việc đo huyết áp dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất (huyết áp tâm thu) và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch (huyết áp tâm trương). Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của huyết áp. Huyết áp tâm thu bình thường nằm trong khoảng 100-120mmHg và huyết áp tâm trương bình thường là 60-80mmHg.
Chỉ số đo huyết áp như thế nào thì được gọi là mắc bệnh tăng huyết áp?
Kết quả đo huyết áp là căn cứ để chẩn đoán một người có bị tăng huyết áp hay không, cụ thể như sau:
- Bình thường: Dưới 120 trên 80 (120/80mmHg)
- Giai đoạn 1 (tiền cao huyết áp) : 130-139/80-89 mmHg
- Giai đoạn 2 (cao huyết áp): ≥ 140/90 mmHg
- Cuộc khủng hoảng tăng huyết áp: cao hơn 180/120 mmHg
Một người được kết luận là mắc bệnh tăng huyết áp khi huyết áp thường xuyên đo được ở mức cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.
Phân loại tăng huyết áp
Có 2 loại tăng huyết áp đó là tăng huyết áp tiên phát (vô căn) và tăng huyết áp thứ phát:
- Tăng huyết áp tiên phát (vô căn): Là tăng huyết áp không có nguyên nhân nhận dạng cụ thể. Có tới 95% người bệnh trên thế giới bị tăng huyết áp vô căn mà đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh là gì.
- Tăng huyết áp thứ phát: Tăng huyết áp thứ phát là loại tăng huyết áp có nguyên nhân cụ thể, thường xảy ra sau khi mắc một bệnh lý mạn tính hoặc có những yếu tố nguy cơ thúc đẩy gây tăng huyết áp như:
- Hút thuốc lá
- Thừa cân hoặc béo phì
- Ít hoạt động thể chất
- Quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày
- Uống nhiều rượu (hơn 1 đến 2 ly mỗi ngày)
- Người cao tuổi
- Di truyền
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp
- Mắc bệnh lý mạn tính như: bệnh lý về thận, tiểu đường, bệnh tuyến giáp,…
- Chứng ngưng thở lúc ngủ
- Tác dụng phụ của thuốc
Các triệu chứng của tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ rệt, ngay cả khi huyết áp ở mức cao nhất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Một số trường hợp có thể có biểu hiện đau đầu âm ỉ, chóng mặt, nóng bừng mặt hoặc chảy máu cam nhiều hơn bình thường. Các dấu hiệu và triệu chứng này có thể giống với một vài bệnh lý khác hoặc do các triệu chứng thường tự biến mất sau một khoảng thời gian, nên người bệnh thường chủ quan và không phát hiện ra bệnh sớm. Chỉ đến khi bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng mới phát hiện ra mình mắc bệnh tăng huyết áp.
Điều trị tăng huyết áp theo y học hiện đại
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi thường xuyên, điều trị đúng và đủ hàng ngày, cần phải điều trị lâu dài. Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ biến chứng tim mạch”. “Huyết áp mục tiêu” cần đạt được là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao thì cần phải đưa huyết áp về dưới 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.
Hiện nay, với bệnh tăng huyết áp vô căn, phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc hạ huyết áp để đưa về “huyết áp mục tiêu”, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng với thuốc mà liều dùng có thể khác nhau. Còn với các trường hợp mắc bệnh tăng huyết áp thứ phát thì cần phối hợp các thuốc điều trị bệnh mắc kèm, điều chỉnh lối sống kết hợp với sử dụng thuốc hạ huyết áp.
Dùng thuốc tây y để giúp hạ huyết áp là phương pháp thường được các chuyên gia ưu tiên sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc tăng huyết áp. Tuy nhiên, do đặc điểm của bệnh là cần điều trị lâu dài thậm chí suốt cả cuộc đời nên việc sử dụng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp này gây ra không ít tác dụng phụ cho người bệnh. Hay một số trường hợp, dù đã sử dụng thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của chuyên gia nhưng vẫn không kiểm soát được huyết áp, thậm chí gây tụt áp quá mức, gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Chính bởi lý do này, bệnh tăng huyết áp một lần nữa lại đặt ra thách thức lớn cho nền y học.
Sử dụng thảo dược – Bước tiến đột phá của y học giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả
Thấu hiểu được nỗi trăn trở của người bệnh, các nhà khoa học trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu để tìm ra một phương pháp giúp kiểm soát huyết áp tốt nhất mà không để lại bất cứ tác dụng phụ nào.
Thu Thảo