Tăng huyết áp, đặc biệt là ở tuổi trung niên, có thể gây phát triển bệnh mất trí nhớ, đây là cảnh báo do Hiệp hội Tim mạch Mỹ đưa ra. Trong khi đó, chứng mất trí ảnh hưởng đến khoảng 30 đến 40 triệu người trên toàn thế giới. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050. Khi dân số thế giới và các phương pháp điều trị vẫn còn khó nắm bắt thì việc phòng ngừa nguy cơ gây mất trí, cũng như việc kiểm soát tăng huyết áp sẽ là vẫn đề cần được triển khai rộng rãi.
"Những người bị tăng huyết áp thường dễ gặp chứng mất trí hơn", Tiến sĩ Costantino Iadecola nói. Ông là giáo sư về thần kinh học và khoa học thần kinh tại Trường Y khoa Weill Cornell, ở thành phố New York (Mỹ).
Iadecola nói: “Đầu tiên, huyết áp tăng cao làm tổn hại các mạch máu trong não và dẫn đến xơ cứng động mạch. Thứ hai, nó ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ và khả năng kiểm soát lưu lượng máu của bộ não, điều cần thiết để giữ cho nó hoạt động bình thường”, ông giải thích về mối liên quan giữa tăng huyết áp và chứng mất trí.
Tăng huyết áp liên quan đến chứng mất trí như thế nào?
"Mặc dù khoa học không có bằng chứng cụ thể về mối liên quan này, nhưng điều trị huyết áp là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bộ não hoạt động bình thường, mà còn tốt cho cả hoạt động của tim và thận. Vì vậy, việc cần làm đó là kiểm soát và giữ huyết áp ở ngưỡng bình thường", Iadecola gợi ý.
Iadecola cho biết, hầu hết các thử nghiệm không đánh giá trực tiếp ảnh hưởng của tăng huyết áp lên chứng mất trí, vì vậy không thể đưa ra các khuyến cáo rõ ràng cho các chuyên gia về cách điều trị với nhóm bệnh nhân này.
Vấn đề được đưa ra là việc xác định thời gian tăng huyết áp được chẩn đoán và thời điểm phát triển mất trí nhớ. Thử nghiệm SPRINT-MIND, một nghiên cứu được thiết kế để đánh giá hiệu quả của việc điều trị tăng huyết áp trong việc ngăn chặn chứng mất trí, sẽ giúp trả lời cho câu hỏi này. Cho đến lúc nghiên cứu được tiến hành và cho kết quả, Iadecola khuyến cáo điều trị tăng huyết áp trên cơ sở từng bệnh nhân để bảo vệ não, tim và thận.
Theo Tiến sĩ Sam Gandy, giám đốc Trung tâm Sức khỏe Nhận thức tại Bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ), kiểm soát huyết áp ở độ tuổi trung niên có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ vào cuối đời. Gandy cho biết: "Nếu tăng huyết áp không được điều trị ở độ tuổi trung niên, thì việc kiểm soát huyết áp khi về già có thể không mang lại lợi ích, thậm chí có thể có hại đối với trí nhớ".
Chứng mất trí bắt đầu xuất hiện trong độ tuổi 70 hoặc 80, nếu lúc này mới kiểm soát huyết áp thì quá muộn. Do đó, từ những năm 45 - 50 tuổi, người trung niên nên được kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát huyết áp cũng như tầm soát nguy cơ suy giảm trí nhớ.
Cứ yên tâm: Tăng huyết áp đã có sản phẩm thảo dược này đây!
Người trung tuổi bên cạnh các vấn đề sức khỏe tổng quát khác thì cần đặc biệt lưu ý đến huyết áp. Vì đây cũng là lứa tuổi dễ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có tăng huyết áp. Những người đã bị tăng huyết áp cần kiểm soát tốt huyết áp của mình thông qua việc thay đổi chế dinh dưỡng, tập luyện, uống thuốc, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngay cả khi việc dùng thuốc đã đưa huyết áp về ngưỡng ổn định cũng không vì thế mà chủ quan. Để đảm bảo việc kiểm soát huyết áp tốt mà không lo tác dụng phụ hay tương tác thuốc thì người bệnh nên lựa chọn sử dụng sản phẩm thảo dược.
Thu Hằng