Trong cuộc sống bận rộn, stress là điều khó tránh khỏi. Khi tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và là yếu tố nguy cơ tăng huyết áp. Các chuyên gia khuyến nghị, kiểm soát căng thẳng, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược sẽ giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này!

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là căn bệnh thường gặp ở người những người cao tuổi nhưng đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bệnh xuất hiện khi áp lực máu trong các động mạch tăng cao, tỷ lệ thuận theo mỗi nhịp đập của tim. Nếu áp lực của máu quá cao sẽ bắt tim phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng lượng máu cần cung cấp và đủ máu bơm đi khắp cơ thể. Chính vì vậy, nếu huyết áp tăng quá cao rất dễ dẫn đến đột quỵ, kèm theo những cơn đau tim xuất hiện, ngoài ra còn khiến thận bị tổn thương.

Mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg. Trong đó, 120 là con số biểu thị cho huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa - áp lực cao nhất trong lòng động mạch), còn 80 là con số biểu thị cho huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu - áp lực thấp nhất trong động mạch). Khi mức huyết áp của bạn lớn hơn 120/80mmHg - 139/89mmHg thì được gọi là tiền tăng huyết áp, huyết áp từ 140/90mmHg trở lên được gọi là tăng huyết áp.

Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp 

Hàng năm, tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng tăng lên rõ rệt ở nước ta và đang dần trở thành gánh nặng với các cơ sở y tế. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp được các chuyên gia nêu ra dựa trên loại tăng huyết áp. Cụ thể, tăng huyết áp được chia thành 2 dạng là nguyên phát và thứ phát:

Các yếu tố gây tăng huyết áp nguyên phát là:

- Tuổi: Các nguy cơ tăng huyết áp tăng theo độ tuổi, nhất là với những người độ tuổi trung niên trở đi. Nam giới có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn và sớm hơn phụ nữ (tầm khoảng 45 tuổi), còn phụ nữ thì tầm 65 tuổi trở đi.

- Chủng tộc: Tăng huyết áp đặc biệt phổ biến ở người da đen, thường phát triển ở độ tuổi sớm hơn so với người da trắng. Các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ, đau tim và suy thận,… cũng thường gặp hơn ở người da đen.

- Tiền sử gia đình: Tăng huyết áp là bệnh có tính chất gia đình.

- Thừa cân hoặc béo phì: Người càng béo thì nguy cơ tăng huyết áp càng cao do khối lượng máu lưu thông tăng lên và thành mạch phải chịu áp lực lớn hơn.

- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng huyết áp do nó ảnh hưởng đến niêm mạc của thành động mạch, khiến thành động mạch nhỏ lại.

- Ăn nhiều muối: Sử dụng nhiều muối có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp do muối làm tăng khả năng giữ nước.

- Bổ sung ít kali: Kali giúp cân bằng lượng natri trong các tế bào. Chính vì thế, thiếu kali làm tăng hàm lượng natri trong cơ thể và dẫn tới tăng huyết áp.

- Bổ sung ít vitamin D: Không chắc chắn nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng, vitamin D gây ảnh hưởng đến huyết áp của cơ thể.

- Uống nhiều rượu: Uống nhiều rượu ảnh hưởng đến tim mạch, làm tăng huyết áp.

- Căng thẳng: Căng thẳng có thể dẫn tới tăng huyết áp tạm thời. Nhiều người khi căng thẳng có thể hút thuốc, uống rượu và làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

- Mang thai: Phụ nữ mang thai thường bị tăng huyết áp.

Mối liên hệ giữa stress và huyết áp

Như đã đề cập ở trên, stress cũng được xem là nguyên nhân gây tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch. Khi stress, cơ thể sản sinh ra một lượng lớn các hormone và đây là thủ phạm chính gây ra tăng huyết áp đột ngột, thông qua việc gia tăng lưu lượng tuần hoàn, cũng như gây co thắt mạch máu. Căng thẳng về tâm lý thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, do vậy gây ảnh hưởng xấu đến thành mạch, rối loạn tuần hoàn, tăng nguy cơ tổn thương các tế bào nội mạc, lắng đọng LDL cholesterol, dẫn đến hình thành và phát triển vữa xơ động mạch. Cuối cùng, sự căng thẳng quá mức trong cuộc sống có thể khiến bệnh nhân bộc phát các hành vi bất cần và nguy hại, ví dụ như chối bỏ việc tuân thủ điều trị. Nếu tăng huyết áp đột ngột xuất hiện một cách thường xuyên, nó rất dễ gây tổn thương đến các cơ quan đích như mạch máu, tim và thận.

Thêm vào đó, nếu tiêu thụ nhiều rượu, bia, thuốc lá hoặc các loại đồ ăn nhanh, nguy cơ mắc tăng huyết áp, bệnh mạch vành và đột quỵ cũng tăng lên đáng kể. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong phổ biến của các bệnh nhân bị vữa xơ động mạch, đặc biệt là vữa xơ động mạch vành. Do vậy, tác động tích cực lên quá trình vữa xơ động mạch sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ. Có giả thuyết cho rằng, khi bị căng thẳng về tâm lý cấp tính có thể gây rung thất, dẫn đến tử vong do kích hoạt hệ thống bảo vệ, làm giảm đột ngột trương lực phó giao cảm. Thông qua cơ chế thần kinh, phó giao cảm trung ương làm mất sự ổn định về điện học của tim trong khi đồng thời làm tăng trương lực thần kinh giao cảm ở tim, dẫn đến làm tăng tần số tim, tăng co bóp cơ tim, tăng huyết áp tâm thu và gây thiếu máu cơ tim ở các bệnh nhân bị vữa xơ động mạch vành.

 Tin vui cho người tăng huyết áp 

Kiểm soát stress không trực tiếp làm giảm huyết áp, mà nó tác động gián tiếp thông qua việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy dành ra vài phút để sắp xếp lại lịch trình và các công việc cần làm. Bên cạnh đó, tập luyện yoga hoặc thiền cũng là cách giảm stress tự nhiên nhưng lại khá hữu dụng. Khi bị tăng huyết áp, bạn thường phải dùng từ 2 loại thuốc trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc làm gia tăng tác dụng phụ cho cơ thể. Đồng thời, nếu dùng trong thời gian dài dễ bị nhờn thuốc. Trước thực tế đó, hiện nay, xu hướng dùng cần tây để kiểm soát huyết áp được nhiều người áp dụng.

Hạ Đan