Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa muối ăn và bệnh cao huyết áp. Kiểm soát được lượng muối nạp vào cơ thể có thể giúp người bệnh cân bằng và ổn định huyết áp.

Tại sao muối lại thuộc “danh sách đen” trong thực đơn của người tăng huyết áp?

Muối là gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn, trở thành người bạn quen thuộc của mỗi người nội trợ. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều muối thì lại không tốt cho sức khỏe (muối ở đây bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh).

Các nghiên cứu chứng minh rằng, muối và thói quen ăn mặn thực sự có tác động tiêu cực đối sức khỏe, đặc biệt là ở người bị cao huyết áp. Thành phần chính của muối là natri. Khi natri được chuyển vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, dẫn đến co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân khiến tỉ lệ cao huyết áp lớn hơn ở những người thích ăn mặn.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, những quần thể dân cư có tập quán ăn nhạt luôn có tỷ lệ người bị cao huyết áp thấp hơn so với các quần thể có tập quán ăn mặn.

Trên thế giới, người dân Bắc Nhật Bản từng dùng 25-30g muối/ngày và 40% dân số ở đây bị cao huyết áp. Trong khi đó, dân miền Nam chỉ ăn mỗi ngày 10g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 20%. Người Eskimô và vài bộ lạc châu Phi rất ít bị cao huyết áp do thói quen ăn nhạt.

Còn ở Việt Nam, Viện Dinh dưỡng từng điều tra về lượng muối mà một người tiêu thụ mỗi ngày, kết quả: Người Thừa Thiên Huế 13g/ngày, người Nghệ An 14g/ngày; tỉ lệ cao huyết áp ở 2 địa phương này là 18%. Ở Hà Nội, người dân ăn mỗi ngày 9g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 11%. Kết quả này không chỉ cho chúng ta thấy sự khác biệt trong ẩm thực vùng miền mà còn chỉ ra nguy cơ cao huyết áp vượt trội ở người dân những vùng ven biển.

Một nghiên cứu của Viện Tim – Phổi và Huyết học Quốc gia ở Mỹ nhận thấy, trong ăn uống, chỉ cần giới hạn lượng muối trong khoảng 1,5g/ngày sẽ làm giảm đáng kể huyết áp ở cả 2 nhóm người (nhóm ăn theo chế độ thông thường cũng như nhóm ăn theo chế độ kiểm soát huyết áp). Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp.

Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo, mỗi người chỉ nên nạp vào cơ thể không quá 6-8g muối mỗi ngày. Còn nếu là người bệnh cao huyết áp thì con số này được giới hạn ở 4g/ngày để hạn chế sự phát triển của bệnh. Càng cao tuổi thì nguy cơ mắc cao huyết áp do chế độ ăn quá mặn càng lớn, do vậy, những người trên 45 tuổi nên ăn hạn chế muối.

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, để làm giảm yếu tố nguy cơ gây bệnh cao huyết áp, mỗi người nên hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm, không ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: mắm tôm, dưa cà muối mặn, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt sấy khô, thịt hun khói, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, rau quả đóng hộp...

Với người bị cao huyết áp, việc giảm lượng muối nạp vào cơ thể là điều rất quan trọng. Khi lượng muối trong cơ thể giảm thì áp lực lên hệ tim mạch cũng giảm đi, từ đó giúp cải thiện cuộc sống và nâng cao tuổi thọ.

 

Hạn chế muối ăn có lợi cho người bệnh cao huyết áp

Sử dụng sản phẩm thảo dược – Phương pháp phòng ngừa và cải thiện cao huyết áp toàn diện, an toàn

Nghiên cứu trên cho thấy rằng, hạn chế muối là chìa khóa vàng tránh xa cao huyết áp – nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não, tai biến tim mạch. Tuy nhiên, đây là bệnh mạn tính nên bên cạnh việc hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày, để kiểm soát huyết áp toàn diện và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, sử dụng thảo dược là một giải pháp tối ưu nhất hiện nay.

Quốc Dũng