Người bị cao huyết áp có ăn yến sào được không? –  Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu, bởi 1 chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm sức khỏe diễn biến tốt lên và ngược lại. Nếu bạn cũng là 1 trong số đó thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây! Chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi trên cũng như đưa ra phương pháp đột phá giúp đẩy lùi huyết áp cao. Tham khảo ngay!

Cao huyết áp là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một người được chẩn đoán là cao huyết áp khi chỉ số trung bình qua ít nhất 2 lần đo ≥ 140/90 mmHg. Khi bị huyết áp cao, thường rất ít xuất hiện triệu chứng. Đôi khi có thể gặp tình trạng nhức đầu, hồi hộp, dễ mệt, đau ngực, khó thở,… Vì vậy, người huyết áp bình thường cần đo lại huyết áp sau mỗi 2 năm, người tiền cao huyết áp nên thực hiện thay đổi lối sống và kiểm tra lại sau 1 năm để kịp thời phát hiện bệnh.

Để ổn định chỉ số huyết áp, bên cạnh việc dùng thuốc tây đúng theo chỉ định, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn như sau:

- Ngủ đủ giấc. Tránh căng thẳng. Làm việc điều độ.

- Không dùng thuốc lá, cà phê, chè đặc, bia, rượu.

- Hoạt động thể lực đều đặn, phù hợp với thể trạng.

- Kiểm soát thể trọng, tránh thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất quan trọng! Theo đó, có một số thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh, những loại khác lại không. Vậy đối với yến sào thì sao?

Bị cao huyết áp có ăn yến sào được không?

Đối với vấn đề: “Người bị cao huyết áp có ăn yến sào được không?” thì đáp án là CÓ. Theo nhiều nghiên cứu, yến sào chứa nhiều loại acid amin như: Arginine, lysine, cystine,.... và hơn 60% loại đạm tự nhiên. Các chuyên gia về dinh dưỡng đánh giá, yến sào có tác dụng ổn định huyết áp, giúp người bệnh tỉnh táo, tinh thần sảng khoái hơn.

Hơn nữa, trong yến sào hoàn toàn không chứa chất béo động vật. Vì thế, bạn không cần lo lắng bị tăng cholesterol. Vậy nên, bệnh nhân cao huyết áp, nhất là những người lớn tuổi nên dùng yến sào để bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

Vậy người cao huyết áp nên dùng yến sào như thế nào mới tốt?

Với người bị cao huyết áp, có thể dùng tổ yến chưng với 1 chút đường phèn, thêm táo đỏ và hạt sen để vừa giữ được các chất dinh dưỡng quý giá trong yến sào, vừa giúp ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, không phải đồ bổ thì có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt. Yến sào cũng vậy, ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ gây tác dụng ngược, làm huyết áp càng cao hơn. Vì thế, mỗi tuần bạn chỉ nên dùng 1 - 2 chén yến sào, tổng khoảng 3 - 5 gr là hợp lý. Ăn vào lúc đói, ví dụ sáng sớm, xế chiều hoặc tối trước khi ngủ là thời điểm cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả nhất.

* Lưu ý, các nhà khoa học và chuyên gia khuyên rằng:

- Không nên ăn yến sào khi cơ thể gầy yếu và mệt mỏi. Lúc này, tỳ vị hoạt động yếu khiến cơ thể không hấp thu được dưỡng chất, làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

- Đối với những người bị cao huyết áp kèm tiểu đường, cần dùng ít đường khi chế biến món ăn với yến sào.

Bí quyết hạ và ổn định huyết áp từ thảo dược

Để kiểm soát chỉ số huyết áp, việc sinh hoạt – ăn uống điều độ là khá quan trọng. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ. Trong khi đó, các thuốc điều trị hiện nay chỉ tác động trên 1 cơ chế hạ áp nên cần kết hợp ít nhất 2 nhóm thuốc mới đạt mục tiêu điều trị, đồng nghĩa với tăng tác dụng phụ. Hơn nữa, khi dùng thuốc, huyết áp sẽ hạ xuống cả lúc nghỉ ngơi và hoạt động nên dễ gây mệt mỏi, thậm chí trụy tim mạch do hạ áp quá mức. Dù có tác dụng hạ huyết áp tạm thời (phần ngọn) nhưng chưa có thuốc nào tác động toàn diện vào đa cơ chế gây cao huyết áp mà không ảnh hưởng lên huyết áp bình thường, đảm bảo không gây mệt mỏi hoặc làm hạ áp quá mức (phần gốc).

Thanh Mai